TRÒ CHUYỆN VỚI TRỊNH XUÂN THUẬN - Trang 18

chỉ định để làm việc đó và giáo sư của tôi đã đưa tôi đi cùng.
Tôi sẽ còn nhớ mãi đêm quan sát đầu tiên của tôi ở nơi thánh địa của thiên
văn học với một niềm xúc động sâu sắc. Đây là một kỳ quan đích thực của
công nghệ. Được xây dựng vào năm 1948, kính thiên văn này vẫn hoạt
động rất tốt. Nó lớn tới mức phải dùng thang máy để lên trên cao. Kính
thiên văn này cho phép nhìn thấy những thiên thể sáng yếu hơn ngôi sao
sáng yếu nhất có thể nhìn thấy bằng mắt trần 40 triệu lần. Vì nhìn thấy các
ngôi sáng càng yếu tức là nhìn thấy càng xa hơn, và nhìn càng xa tức là
nhìn được càng sớm hơn, nên kính thiên văn này cho phép ra lần ngược lại
thời gian, tới tận 5 tỷ năm sau Big Bang và do đó, nó cho ta khả năng nhìn
thấy Vũ trụ ở tuổi thanh xuân của nó. Tôi luôn luôn có một cảm giác thần
bí và trái tim tôi đập rộn rã hơn khi tôi tới Palomar và thấy cái mái vòm che
kính thiên văn 5m hiện lên sừng sững ở chỗ ngoặt của con đường. Đối với
tôi, nó giống như một thánh đường của thế kỷ 20 đang hướng lên bầu trời.
Thế ra đây là lần đầu tiên ông đặt mắt vào ống kính thiên văn?
Đúng thế, trừ khi nhà thiên văn không còn cần đặt mắt vào ống kính nữa.
Những quan sát thiên văn hiện đại từ nay được thực hiện thông qua các
máy móc điện tử. Hình ảnh do kính thiên văn thu được sẽ hiện lên màn
hình TV.
Và chính lần đó, khi ở Palomar, ông đã thấy bầu trời “được phóng to lên”
và thế là phải lòng luôn?
Quả thực là chuyến đi đó đã góp phần lớn làm cho tôi ngả về phía thiên văn
học. Tôi mê mẩn về những cái mà tôi nhìn thấy. Lần đầu tiên tôi cảm thấy
sự rộng lớn bao la của Vũ trụ. Tôi tự nhủ mình rằng Vũ trụ bao la kia còn
chứa đựng biết bao những điều bí ẩn và thậm chí với trí tuệ nhỏ bé của
mình, tôi cũng có thể góp phần, dù là nhỏ, để đẩy lùi ranh giới của những
cái còn chưa biết và vén những bức màn bí mật của chúng. Số những bài
toán chưa có lời giải trong vật lý thiên văn dường như là vô tận, trong khi,
theo tôi nghĩ, trong vật lý hạt cơ bản chúng chỉ là hữu hạn. Nhưng một
nhân tố khác, cũng hết sức đặc biệt, đã làm cho tôi ngả hẳn về phía vật lý
thiên văn: toàn bộ chương trình thăm dò không gian của NASA (Cơ quan
nghiên cứu Vũ trụ của Mỹ - ND) dành để khảo sát hệ Mặt Trời đều được

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.