nhận hướng dẫn tôi làm luận án tiến sĩ. Ông chấp nhận với điều kiện đề tài
luận án phải là nghiên cứu chất khí trong môi trường giữa các vì sao.
Lyman Spitzer cùng với êkip của mình đã chế tạo được một kính thiên văn
hoạt động trong vùng phổ tử ngoại, được thiết kế chuyên để nghiên cứu
môi trường giữa các vì sao. Kính thiên văn này mang tên Copecnic, người
đã trục xuất Trái Đất ra khỏi vị trí trung tâm của Vũ trụ, và được đưa lên
quỹ đạo năm 1972. Nó đã gửi về Trái Đất một vụ bội thu thông tin. Và bây
giờ cần phải có một lý thuyết giải thích một số dữ liệu trong đó và đấy là đề
tài luận án của tôi.
Xin ông kể đôi chút về giáo sư Lyman Spitzer.
Thêm một lần nữa tôi lại có cơ may tiếp xúc với một con người thực sự đặc
biệt. Mỗi tuần tôi chỉ được gặp ông 1 giờ đồng hồ, vì với cương vị trưởng
khoa và nhiều trách nhiệm trong các hội đồng quốc gia và quốc tế ông cực
kỳ bận rộn. Nhưng đó là một giờ vô cùng quý báu. Tôi trình bày với ông
những kết quả mà tôi thu được trong tuần lễ trước. Ông gật đầu mỗi khi
đồng ý và nhíu mày mỗi khi thấy không ổn.
Cũng như các nhà khoa học lớn khác, ông có một trực giác cực kỳ nhạy
cảm và cũng như Feynman, ông biết đáp số còn trước khi bắt tay vào tính
toán. Một giờ làm việc với ông, tôi học được nhiều hơn so với một tuần
làm việc với các nhà khoa học ở tầm cỡ nhỏ hơn.
Spitzer đã có những đóng góp rất cơ bản cho lý thuyết về môi trường giữa
các vì sao và về sự tiến hóa động của các đám sao cầu.
Chính ông là cha đẻ của kính thiên văn không gian mang tên Hubble, được
tàu con thoi đưa lên quỹ đạo vào tháng 4 năm 1990. Ngay từ cuối những
năm 1940, ông đã nêu ra ý tưởng đưa lên quỹ đạo bên trên bầu khí quyển
của Trái Đất một kính thiên văn lớn có khả năng bắt được cả ánh sáng hồng
ngoại, nhìn thấy lẫn tử ngoại. Ý tưởng này được đề xuất sớm gần chục
năm, trước khi vệ tinh đầu tiên được phóng lên Vũ trụ vào năm 1957. Ban
đầu không ai tin là điều đó có thể làm được. Spitzer phải tốn hàng chục
năm mới thuyết phục được cộng đồng các nhà thiên văn về ích lợi của dự
án và thuyết phục được Quốc hội Mỹ đồng ý cấp kinh phí. Ban đầu, lẽ ra
kính phải có một gương đường kính 3m, nhưng do hạn chế về kinh phí, nên