TRÒ CHUYỆN VỚI TRỊNH XUÂN THUẬN - Trang 24

được nhiều ánh sáng hơn. Chính vì vậy nó nhìn được những đối tượng sáng
yếu hơn, tức ở xa hơn và do đó nhìn được sớm hơn. Người ta hy vọng rằng
nó có thể lần ngược lại theo thời gian tới thời điểm khoảng 2-3 tỷ năm sau
Big Bang, khi mà các thiên hà còn đang trong quá trình ra đời. Còn về tuổi
thọ thì ít nhất nó cũng tồn tại được khoảng 15 năm. Lại nữa, nó được đưa
lên quỹ đạo ở khoảng cách mà tàu con thoi của Mỹ có thể lui tới được và
nếu như những dụng cụ trên đó có hư hỏng theo thời gian hoặc đã lạc hậu
về mặt công nghệ thì các nhà du hành Vũ trụ có thể sẽ tới thay thế. Người
ta dự liệu cứ ba năm lại lên bảo dưỡng một lần. Thậm chí người còn có thể
đưa nó trở về Trái Đất để thay bằng một kính hoàn toàn mới.
Nói thế nhưng chúng ta cũng cần trân trọng những vệ tinh nhỏ, chúng cho
phép chúng ta khám phá Vũ trụ gần và hé mở với chúng ta nhiều điều mới
lạ. Tôi đặc biệt nghĩ tới sự thám hiểm hệ Mặt Trời được thực hiện bởi hai
con tàu thăm dò Voyage 1 và 2. Chúng đã hé lộ với chúng ta về những
phong cảnh lạ kỳ trên bốn hành tinh Thổ, Mộc, Thiên Vương và Diêm
Vương cùng với gần 60 mặt trăng. Chúng cũng cho loài người một quan
niệm mới về tính đơn nhất và sự mong manh của hành tinh xanh tuyệt đẹp
của chúng ta, hành tinh duy nhất có sự sống.
Đối với những người trần thế bình thường thì việc đưa một kính thiên văn
lớn như một đầu máy xe lửa lên không gian chỉ để mà nhìn các ngôi sao
thôi là một điều kỳ quặc khó hiểu. Còn ông - một nhà vật lý thiên văn - ông
có thể lý giải thế nào với chúng tôi về ích lợi của công việc đó?
Tôi đã từng nói với ông rằng các thiên thể phát tất cả các ánh sáng tạo nên
cái mà người ta gọi là “phổ điện từ” và mắt ta chỉ cảm nhận được ánh sáng
thấy được, ánh sáng được mang bởi một hạt có tên là photon và được đặc
trưng bởi năng lượng của hạt đó. Theo trật tự năng lượng giảm dần trước
hết ta có tia gamma, tia X rồi sau đó tới tia tử ngoại - các photon có năng
lượng cao của nó bị khí quyển chặn lại, điều này thật may mắn cho chúng
ta vì chúng rất độc hại đối với sự sống - rồi sau nữa là những photon của
ánh sáng thấy được, photon hồng ngoại và cuối cùng là những photon sóng
cực ngắn và sóng vô tuyến. Chỉ có ánh sáng thấy được và sóng vô tuyến là
không bị bầu khí quyển của Trái đất hấp thụ. Mà để quan sát được Vũ trụ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.