hơn.
Lẽ dĩ nhiên đọc một cuốn sách đầu là phổ cập về khoa học không thể dễ
dàng như đọc một cuốn tiểu thuyết đi tàu xe. Nhưng cái nỗ lực trí tuệ
không đến nỗi vất vả lắm ấy lại được đền bù một cách thật hào phóng. Ta
sẽ thấy tâm hồn mình như được nâng cao vượt khỏi sức hút của những lo
toan tính toán nhiều khi quá nhỏ nhặt hằng ngày bay vào khoảng bao la vũ
trụ, rong chơi với những tỷ năm ánh sáng và tỷ tỷ những thiên hà.
Trong lúc trên các phương tiện thông tin đại chúng người ta nói nhiều đến
nhu cầu về nguồn, người ta hình như quên mất rằng vật lý thiên văn là một
phương thức về nguồn rộng lớn và sâu xa nhất, vì con người vốn là một bộ
phận của vũ trụ hay nói như các nhà thiên văn học “một hạt bụi của những
vì sao”. Lẽ dĩ nhiên một hạt bụi sao có ý thức. Và để tạo dựng nên những
hạt bụi sao có ý thức này vũ trụ đã phải bỏ ra bao nhiêu công sức để thực
hiện những tính toán chính xác vượt xa tất cả những anh hùng ca kỳ vĩ nhất
của loài người.
“Độ chính xác của sự điều chỉnh một số con số để rốt cục chúng ta xuất
hiện trên đời này có thể so được với độ chính xác của một cung thủ muốn
găm một mũi tên vào bia có diện tích 1 cm² đặt tận đầu kia của vũ trụ, tức
là ở khoảng 15 tỷ năm ánh sáng”.
Tôi muốn kết luận bằng một lời phát biểu hóm hỉnh của Einstein “Cái khó
hiểu nhất là làm sao Vũ trụ lại có thể hiểu được”. Đó là thách thức và cũng
là phẩm giá của con người trong nhiều thiên niên kỷ.
Giờ thì các bạn hãy mở sách và đi lên tàu đi vào bao la tìm lại nguồn gốc
thiên hà của mình.
Trăng Ba Vì.
Sao đổi
Chữ thiên di
Lê Đạt