năm ánh sáng.
Chính vì lý do đó mà tôi khá hoài nghi khi nghe các phương tiện thông tin
đại chúng nói về các đĩa bay (hay còn gọi là các vật thể bay lạ). Tại sao
những người ngoài Trái Đất lại tới thăm chúng ta với một giá đắt khủng
khiếp và vô vàn khó khăn ghê gớm, thay vì gửi cho chúng ta những tín hiệu
vô tuyến tới Trái Đất với vận tốc ánh sáng. Tất nhiên, sẽ có những khoảng
im lặng kéo dài giữa hai người đối thoại (một tín hiệu được gửi đi bởi một
nền văn minh ngoài Trái Đất ở đầu kia của Ngân Hà phải mất 75.000 năm
mới tới được chỗ chúng ta. Thậm chí chúng ta có trả lời ngay lập tức, thì
những người ngoài Trái Đất cũng sẽ chỉ nhận được trả lời của chúng ta sau
150.000 năm), nhưng đó chỉ là phương tiện liên lạc tiết kiệm hơn rất nhiều.
Những ngôi sao khác có chết theo cách giống như Mặt Trời không?
Không! Chúng ta đã thấy Mặt Trời tắt một cách êm ái, không có sự bùng nổ
đầy tai biến. Nhưng không phải tất cả các ngôi sao đều chết một cách bình
yên như vậy. Những ngôi sao có khối lượng lớn phải trải qua một cơn hấp
hối dữ dội hơn nhiều. Khi không còn nhiên liệu để đốt nữa, lõi của một
ngôi sao có khối lượng lớn hơn Mặt Trời từ 1,4 đến 1,5 lần sẽ tự co lại
thành sao nơtron với bán kính chỉ cỡ 10 km. Vật chất ở đây bị nén còn
mạnh hơn cả ở bên trong của sao lùn trắng. Một thìa vật chất của sao
nơtron nặng tới 100.000 tỷ gam. Khi co lại, sao ngày càng quay quanh
mình nó nhanh hơn. Hiện tượng này tương tự như nghệ sĩ trượt băng co
người lại để quay nhanh hơn. Sao nơtron thực sự là một con quay trong Vũ
trụ. Chỉ trong 1 giây, một vùng có kích thước cỡ thành phố Paris quay được
10, 100 thậm chí 1000 vòng. Lực ly tâm (lực đẩy bạn áo vào thành xe khi
vòng gấp) ở đây cực mạnh và nếu như ngôi sao không được tạo bởi các
nơtron gắn kết với nhau bằng lực hạt nhân mạnh, thì chắc là nó đã nổ tung.
Trong khi quay, sao nơtron phát ra các sóng vô tuyến dưới dạng hai chùm
hẹp quét qua quét lại trong không gian. Đây là một loại đèn pha Vũ trụ.
Mỗi một lần một chùm tia quét qua Trái Đất, thì kính thiên văn vô tuyến
của chúng ta lại nhận được một xung ánh sáng. Các xung này cách nhau
một khoảng thời gian đúng bằng thời gian để sao nơtron quay quanh mình
nó được một vòng (thời gian này chỉ bằng một phần nhỏ của 1 giây) và tới