TRÒ CHUYỆN VỚI TRỊNH XUÂN THUẬN - Trang 69

với chúng ta.
Hình như ý ông muốn nói rằng có vấn đề trong việc quan sát sao siêu mới
1987 A?
Đúng thế. Người ta chờ đợi sự hiện diện của một sao nơtron ở lõi của SN
1987A. Nhưng đành phải kiên nhẫn đợi cho tới khi lớp khí và bụi bao bên
ngoài tiêu tán đi để cho ánh sáng từ pulsar truyền được ra ngoài. Vì vậy,
các nhà thiên văn đã căng thẳng rình rập SN 11987A với hy vọng thu được
các “xung” đều đặn tới từ đó, chứng tỏ sự hiện diện của sao nơtron. Vào
tháng giêng 1988, một nhóm các nhà thiên văn Mỹ tuyên bố rằng họ đã
phát hiện được tín hiệu tuần hoàn nhìn thấy được, sáng và tắt khoảng 2.000
lần trong một giây. Họ kết luận rằng họ đã nhìn thấy sao nơtron. Vào tháng
hai năm 1990, vẫn êkip các nhà thiên văn đó làm lại những quan sát cũ, và
lần này họ lại thấy rằng tín hiệu tuần hoàn không phải tới từ sao siêu mới
mà từ chính dụng cụ của họ! Và lời tuyên bố đã “phát hiện” ra pulsar đã
phải rút lại. Nhưng điều rủi ro đó không có nghĩa là pulsar không tồn tại,
chỉ có điều quan sát nhằm xác lập sự tồn tại của nó còn chưa được thực
hiện. Có rất nhiều các quan sát thiên văn liên quan tới các thiên thể phát
sáng rất yếu. Những quan sát này rất khó khăn mặc dù công nghệ tiên tiến
đã được đẩy tới giới hạn của nó. Nguy cơ sai số là rất lớn. Cần phải phân
biệt cho rõ cái gì là có thực trên bầu trời, cái gì là nhân tạo do các dụng cụ
đo của chúng ta tạo nên. Vậy nhà thiên văn làm thế nào đảm bảo được tính
“chân thực” của những quan sát của mình? Bằng cách lặp đi lặp lại những
quan sát đó, hoặc còn tốt hơn nữa là bằng cách kiểm tra một cách độc lập
quan sát được thực hiện bởi các êkip khác nhau, sử dụng các kính thiên văn
khác nhau và các dụng cụ đo khác nhau.
Đây chính là vấn đề về tính chân thực của một thí nghiệm. Người ta có thể
nói rằng một thí nghiệm khoa học là đúng nếu có thể làm lại nó và cho
cùng một kết quả. Tuy nhiên, tôi sẽ đặt cho ông câu hỏi đó nhưng theo một
cách khác. Đối với sự lĩnh hội của con người, thì chẳng hạn, nói rằng đầu
kia của thiên hà cách chúng ta 75.000 năm ánh sáng là muốn nói lên điều
gì? Bởi vì ở thang cuộc sống của chúng ta thì 75.000 năm ánh sáng chẳng
có ý nghĩa gì.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.