rất đều đặn như một máy gõ nhịp và chính vì thế mà sao nơtron còn được
gọi là “pulsar”. Khi phát hiện ra các tín hiệu của các pulsar đầu tiên, các
nhà thiên văn nghĩ rằng họ đã bắt được liên lạc với những người xanh nhỏ
bé (tức những người ngoài Trái Đất – ND). Bởi vì, những tín hiệu tới theo
những khoảng thời gian đều đặn tới mức cứ như là chúng tạo thành một
loại mã Moóc Vũ trụ vậy.
Ông đã nói với chúng tôi rằng một ngôi sao có thể kết thúc cuộc đời của
mình thành một sao lùn trắng hoặc một pulsar. Nhưng phải chăng còn có
một kiểu sao chết kích thích mạnh hơn trí tưởng tượng của công chúng và
gắn liền với lỗ đen?
Thực vậy, còn có một kiểu chết thứ ba đối với ngôi sao. Nếu như nó có
khối lượng lớn hơn 5 lần Mặt Trời và đã hết nhiên liệu thì lõi của nó sẽ co
lại để trở thành một lỗ đen, tạo ra trong không gian một nơi có trường hấp
dẫn mạnh tới mức ngay cả ánh sáng - đối tượng có vận tốc lớn nhất trong
Vũ trụ – cũng không thể thoát ra được. Nếu một ngày nào đó, trong cuộc
chu du giữa các vì sao, con tàu không gian của bạn đi qua cạnh một lỗ đen,
bạn sẽ phải hết sức thận trọng. Nếu ngẫu nhiên bạn vượt quá bán kính
không thể quay lui của lỗ đen (chừng 20km đối với lỗ đen có khối lượng
lớn gấp 10 lần Mặt Trời), thì bạn sẽ không thể quay ngược trở lại dù động
cơ con tàu của bạn có mạnh tới mức nào. Lực hấp dẫn mạnh của lỗ đen sẽ
kéo cơ thể bạn dài ra như một sợi mỳ, còn lực điện từ vốn làm cho xương
cốt của bạn cứng vững cũng không đương đầu nổi với lực hấp dẫn, kết quả
là cơ thể của bạn vỡ nát và thế là xong đời.
Thật là thú vị! Nhưng hãy trở về với đề tài ban đầu của chúng ta. Làm thế
nào mà sự co lại của lõi ngôi sao thành một pulsar hoặc lỗ đen lại gây ra
một sao siêu mới?
Trong khi lõi ngôi sao co lại để trở thành một pulsar hoặc lỗ đen, thì một
sóng xung kích truyền vào phía trong ngôi sao và làm cho nó bùng nổ.
Trong những ngày đầu tiên, sự bùng nổ mà người ta gọi là sao siêu mới có
độ sáng lớn gấp một trăm triệu lần độ sáng của Mặt Trời. Một cơn hấp hối
bùng nổ như vậy đã xảy ra khoảng 150.000 năm trước trong Đám mây
Magellan Lớn và thông tin về nó mãi tới tháng hai năm 1987 mới đến được