TRÒ CHUYỆN VỚI TRỊNH XUÂN THUẬN - Trang 82

Trung Hoa không như những chòm sao của người Hy Lạp.
Nhà thiên văn hiện đại không phóng chiếu những ước muốn và xung năng
của mình lên bầu trời. Nhờ ánh sáng mang thông tin được thu thập bởi các
kính thiên văn của mình, nhà thiên văn giải mã thông điệp tới từ bầu trời
theo cách khoa học. Nhờ các định luật vật lý và những quan sát thiên văn,
anh ta biết rằng những ngôi sao tạo nên các chòm sao cũng chuyển động và
trong vài trăm triệu năm nữa, hậu thế của chúng ta sẽ không còn nhìn thấy
những hình hài đúng như thế nữa. Những hiện tượng lạ lùng mà chúng ta
phát hiện ra trong Vũ trụ, những quasar, pulsar, những lỗ đen, chúng ta tìm
hiểu chúng với tư cách là những hiện thực mới, chứ không phải như sự
phóng chiếu những ảo ảnh và những ước vọng của ý thức con người chúng
ta. Thế giới tồn tại độc lập với bộ não của con người phát hiện ra chúng. Vũ
trụ không phải là sản phẩm hoạt động của bộ não con người.
Điều này dẫn chúng ta tới một phương diện khác của thực tại, phương diện
đã làm cho tôi ngạc nhiên trong cuốn sách “Giai điệu bí ẩn” của ông đồng
thời là tầm quan trọng mà ông đã gán cho nguyên lý vị nhân. Xét cho cùng,
ta có thể nói rằng chúng ta ở trên một hạt cát quay xung quanh một chiếc
đèn con mà chẳng bao lâu nữa sẽ tắt và ngọn đèn này so với Vũ trụ cũng
chẳng là cái đinh gì. Nhưng cũng hơi lạ là từ cái điểm nhỏ xíu trong đó
không gian và trong thời gian, chúng ta đã nhìn thấy được và làm được biết
bao nhiêu thứ: chúng ta đã tìm Vũ trụ đồng thời tìm hiểu vị trí của chúng ta
trong đó. Tôi muốn nói với ông, người đã nhiều đêm ngồi bên kính thiên
văn, rằng riêng chuyện ban đêm trời tối đen đã là một điều kỳ diệu rồi.
Thực tế, tuyên bố của ông, xét bề ngoài, hoàn toàn không có gì quan trọng
nhưng nó lại chứa đựng bí mật về sự ra đời của Vũ trụ. Thường những sự
kiện đơn giản nhất lại mang nhiều thông tin nhất. Vấn đề này đã được nhà
bác học người Đức Heinrich Olbers nêu ra vào năm 1823 và thường được
biết tới dưới cái tên “nghịch lý Olbers”, mặc dù những người khác như
Kepler cũng đã trăn trở về vấn đề đó trước ông. Olbers lý luận như sau:
theo Newton, Vũ trụ là vô hạn và chứa một số vô hạn các sao. Điều này có
nghĩa là dù bạn có hướng cái nhìn tới đâu, nó cũng sẽ gặp một ngôi sao có
độ sáng cỡ độ sáng của Mặt Trời. Tình huống này cũng giống như khi bạn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.