ở giữa một rừng cây dày đặc, dù bạn có hướng cái nhìn tới đâu cũng sẽ bị
một thân cây chặn lại. Do vậy đêm lẽ ra cũng phải sáng như ban ngày mới
phải. Thế mà nó lại tối đen.
Có rất nhiều toan tính nhằm giải thích nghịch lý nói trên, nhưng đều bị phát
hiện ra là không đúng. Phải chờ cho tới thế kỷ XX, khi xuất hiện lý thuyết
Big Bang, thì vấn đề trên mới được giải quyết. Thực thế, Big Bang cho Vũ
trụ một điểm khởi đầu, bởi nó không tồn tại suốt thời gian. Nó mới được
tạo ra chỉ khoảng 15 tỷ năm trước. Vì sự truyền của ánh sáng không phải là
tức thời và phải mất một thời gian mới tới được chỗ chúng ta, nên chúng ta
chỉ thấy được các sao và các thiên hà ở cách chúng ta một khoảng bằng
hoặc nhỏ hơn 15 tỷ năm ánh sáng, ánh sáng tới từ các thiên thể nằm ngoài
chân trời đó đều không có đủ thời gian tới chúng ta. Vì tầm nhìn của chúng
ta không kéo dài tới vô tận, nên không thể có vô hạn các ngôi sao không
sáng vĩnh viễn. Chúng sẽ chết khi dùng hết nhiên liệu. Và điều này lại làm
giảm số lượng của chúng. Đêm có thể tối đen là bởi vì không có một số vô
hạn các sao. Màn đêm chứa đựng trong nó sự khởi đầu của Vũ trụ và cái
chết của những ngôi sao.
Chắc ông cũng đã biết, vấn đề này đã từng rất hấp dẫn Edgar Allan Poe.
Chính ông ấy đã từng viết những trang rất đẹp về chủ đề này.
Edgar Poe đã suy nghĩ rất nghiêm túc về vấn đề đêm đen và ông đã phát
biểu nó một cách rất thơ: thay vì nói những ngôi chặn hướng nhìn của
chúng ta, ông nói về những bức tường vàng rực của Vũ trụ chắn hướng
nhìn của chúng ta. Thậm chí vào năm 1848 (chỉ sau khi nghịch lý Ollbers
ra đời có 25 năm), ông đã đề xuất một giải đáp giống một cách đáng kinh
ngạc với giải đáp hiện đại về vấn đề này. Trong một tiểu luận có nhan đề
“Eureka”, một bài thơ văn xuôi, ông đã thả sức bộc lộ những suy tư về vũ
trụ của mình, nào là một vũ trụ giãn nở và co lại nhịp nhàng, nào là đêm
đen là do không gian rộng lớn tới mức ánh sáng từ những bức tường vàng
phát ra không có đủ thời gian tới được chúng ta. Poe không chỉ là bậc thầy
trong nghệ thuật tưởng tượng và viết ra những câu chuyện ly kỳ hồi hộp, là
người sáng lập thể loại tiểu thuyết trinh thám. Ông còn có một trực giác
đáng kinh ngạc liên quan tới Vũ trụ và điều này, một thế kỷ sau, đã được