người đàn ông này là một con rồng. Không ai biết ông ấy đi lại như thế nào,
ông ấy sống như thế nào, ông ấy bay như thế nào. Đừng bao giờ đến gần
ông ấy – ông ấy giống như vực thẳm, ông ấy giống như cái chết”.
Và đó chính là định nghĩa về một bậc thầy: một bậc thầy giống như cái
chết. Nếu đến gần người đó, quá gần, bạn sẽ cảm thấy lo sợ, cơ thể bắt đầu
run rẩy. Bạn sẽ bị chiếm hữu bởi nỗi sợ mơ hồ, như thể bạn sắp chết. Người
ta nói rằng Khổng Tử không bao giờ quay lại gặp “ông già” này nữa.
Trong chừng mực nào đó, Lão Tử là người bình thường, nhưng theo cách
khác, ông ấy là người phi thường nhất. Ông ấy không phi thường như Đức
Phật, ông ấy phi thường theo cách hoàn toàn khác. Sự phi thường của ông
ấy không quá hiển nhiên, nó là một kho báu bí mật. Ông ấy không thần diệu
như Krishna, ông ấy không tạo ra bất kỳ phép mầu nào, nhưng toàn bộ bản
thể của ông ấy là một phép mầu – cách ông ấy đi lại, cách ông ấy nhìn, cách
ông ấy hiện hữu. Toàn bộ bản thể của ông ấy là một phép mầu.
Lão Tử không buồn như Jesus; ông ấy có thể cười, ông ấy cười sảng khoái.
Người ta nói rằng ông ấy cười vào lúc chào đời. Trẻ sơ sinh thường khóc
khi chào đời, còn ông ấy được cho là đã cười khi chào đời. Tôi cũng cảm
thấy đó là sự thật; một người như Lão Tử phải cười khi chào đời. Ông ấy có
thể cười và cười sảng khoái, nhưng tận sâu bên trong tiếng cười của mình,
đó là nỗi buồn, là lòng trắc ẩn – nỗi buồn về bạn, về toàn bộ sự hiện hữu.
Tiếng cười của ông ấy không hề nông cạn.
Zarathustra cười nhưng tiếng cười của ông ấy khác hẳn, không có nỗi buồn
bên trong. Lão Tử buồn như Jesus và không buồn như Jesus; Lão Tử cười
như Zarathustra và không cười như Zarathustra. Nỗi buồn của ông ấy chứa
đựng tiếng cười, còn tiếng cười của ông ấy chứa đựng nỗi buồn. Ông ấy là
giao điểm của các cực đối lập. Ông ấy là bản giao hưởng tuyệt vời.
Hãy nhớ điều này… tôi không nhận xét về ông ấy. Không có khoảng cách
nào giữa tôi và ông ấy. Ông ấy nói chuyện với bạn thông qua tôi – một cơ