chí người mù cũng có thể trở thành chuyên gia về học thuyết ánh sáng;
hoàn toàn không có vấn đề gì, nhưng anh ta sẽ không hiểu được ánh sáng là
gì. Anh ta sẽ hiểu ánh sáng được tạo thành từ những gì. Anh ta sẽ hiểu tính
chất vật lý của ánh sáng, tính chất hóa học của ánh sáng, anh ta sẽ hiểu
được tính thơ ca của ánh sáng, nhưng anh ta sẽ không hiểu căn cứ thật sự
của ánh sáng, ánh sáng là gì. Anh ta sẽ không hiểu được trải nghiệm về ánh
sáng. Do đó, tất cả những gì được nói với một người mù về ánh sáng chỉ
mang tính tương đối: thứ gì đó về ánh sáng, chứ không phải ánh sáng. Ánh
sáng không thể truyền đạt được.
Bạn có thể nói điều gì đó về Thượng đế, nhưng không thể nói trực tiếp về
Thượng đế; bạn có thể nói điều gì đó về tình yêu thương nhưng không thể
nói trực tiếp về tình yêu thương; “điều gì đó” vẫn có liên quan. Nó vẫn liên
quan đến người nghe, người nghe đó có sự hiểu biết, có trí thông minh, có
sự rèn luyện, có khát khao để hiểu. Nó phụ thuộc, nó liên quan đến thầy và
cách diễn đạt, công cụ giao tiếp của thầy. Nó vẫn liên quan – liên quan đến
nhiều thứ – nhưng nó không thể trở thành trải nghiệm tối thượng. Đây
chính là nguyên nhân đầu tiên mà sự thật không thể diễn đạt được.
Nguyên nhân thứ hai khiến sự thật không thể diễn đạt được bởi vì nó là một
trải nghiệm. Không trải nghiệm nào có thể được diễn đạt. Nếu bạn không
biết về tình yêu thương, khi ai đó nói điều gì đó về tình yêu thương, bạn sẽ
nghe nhưng không hiểu được ý nghĩa của nó. Từ “yêu” có trong tự điển.
Thậm chí nếu không hiểu, bạn vẫn có thể tra cứu nó trong tự điển và bạn sẽ
biết được nghĩa của nó. Nhưng ý nghĩa thật sự thì nằm ở bên trong bạn. Ý
nghĩa đến từ trải nghiệm. Nếu đã yêu ai, bạn sẽ biết được ý nghĩa của từ
“yêu”. Nghĩa đen của nó có sẵn trong tự điển, trong ngôn ngữ, trong ngữ
pháp. Nhưng ý nghĩa mang tính trải nghiệm, ý nghĩa mang tính hiện hữu là
ở trong bạn.
Nếu bạn đã biết được trải nghiệm đó, ngay lập tức từ “yêu” không còn trống
rỗng nữa; nó sẽ chứa đựng điều gì đó. Nếu tôi nói ra một điều gì đó, nó sẽ