– Mặt trời đã lặn! Người đàn ông ngoài kia đang chuẩn bị thuốc độc, nói
với người đó rằng ông ta đã đến trễ, và ông ta không nên đến trễ khi đang
làm nhiệm vụ.
Người đàn ông ấy xuất hiện và nói:
– Ông là một người kỳ lạ! Chỉ vì yêu mến ông mà tôi đã cố tình chậm trễ để
ông có thể sống thêm chút nữa. Tôi đã trao thuốc độc cho nhiều người – đây
là việc của tôi, nhưng trái tim tôi run rẩy, tay tôi run rẩy. Những gì tôi đang
làm là sai. Tôi muốn trì hoãn nó càng lâu càng tốt.
Socrates nói:
– Đừng, như vậy là không đúng. Ông hãy làm công việc của mình; ông
không nên để tình cảm cá nhân xen vào. Và hơn nữa, ta rất tò mò muốn chết
bởi vì ta đã sống một cuộc sống đủ dài. Ta đã biết hết mọi bí mật của nó,
nhưng cái chết là một hành trình lớn, một cuộc hành trình mà ta chưa biết.
Cho nên, đừng trì hoãn nữa, hãy mang thuốc độc đến đây.
Có những người không sợ cái chết, chúng ta đã giết họ. Và những người
này đã biết về cuộc sống; đó là lý do vì sao họ không sợ cái chết. Tận sâu
trong lòng, họ biết rằng có điều gì đó sẽ tiếp diễn, nhưng họ không có bằng
chứng. Do đó, Socrates sẽ không nói về điều đó; ông ấy sẽ chỉ nói khi có
bằng chứng. Thật là một tinh thần cống hiến hết mình cho khoa học!
***
Khi Socrates bị ban thuốc độc, Athens là một thành phố tự trị với nền dân
chủ trực tiếp. Mọi công dân, trừ nô lệ, đều có quyền biểu quyết và mọi
quyết định đưa ra phải được cả thành phố chấp thuận. Vị đứng đầu tòa án –
người sẽ quyết định liệu đa số người dân Athens tán thành hay phản đối
việc đầu độc Socrates – rất lúng túng. Hẳn ông ấy phải là người có khả năng
hiểu biết nào đó. Ông ta phải thấy rằng Socrates là một người đơn giản,