Khi tiến hành khảo sát về những gì nhân viên muốn ở một người sếp, hầu
như điều được nhắc tới nhiều nhất là một người sếp luôn hiện diện vì tôi.
Đây là người sếp mà mọi nhân viên có thể tìm tới hỏi ý kiến và không sợ bị
xem là ngớ ngẩn, một người sếp mà ai cũng có thể tin cậy tìm đến khi muốn
được chỉ bảo, hỏi thêm thông tin và xin lời khuyên, thay vì một người sếp
chỉ biết đòi hỏi và ra mệnh lệnh. Đó là người sếp giúp phát triển tiềm năng
của con người – không chỉ sử dụng họ như một phương tiện để hoàn thành
một công việc.
Trao quyền cho người của mình
Những người lãnh đạo đích thực “trao quyền” cho nhân viên của mình. Từ
“trao quyền” đã trở thành một từ làm khuấy động giới quản trị ngày nay,
nhưng những từ như thế thường thể hiện cô đọng một ý niệm đang được
chấp nhận. Nó xuất phát từ một thuật ngữ pháp lý, có nghĩa là chuyển quyền
pháp lý nào đó từ một người này sang một người khác. Tuy nhiên, trong biệt
ngữ quản trị ngày nay, nó được sử dụng với nghĩa rộng hơn – chia sẻ một số
quyền hành và sự kiểm soát mà một vị trưởng phòng có được với những
nhân viên họ quản lý. Thay vì người trưởng phòng đưa ra mọi quyết định về
cách thức tiến hành một công việc, những nhân viên thực hiện nhiệm vụ sẽ
góp phần đưa ra quyết định. Khi nhân viên có tiếng nói trong những quyết
định này, chúng ta không chỉ gặt hái được nhiều thông tin đa dạng hơn về
cách thực hiện một công việc, mà các nhân viên, nhờ được tham gia vào
việc ra quyết định, sẽ trở nên tận hiến vì sự thành công của công việc.
Quản lý và lãnh đạo
Quản lý nhấn mạnh rằng người ta làm theo mệnh lệnh – thường là làm theo
răm rắp, không một chút thắc mắc. “Đây là cách việc này sẽ được hoàn
thành”. Còn lãnh đạo thì khích lệ óc sáng tạo ở nhân viên bằng cách thu hút
ý tưởng của họ cả trong giao tiếp hàng ngày lẫn trong các cuộc họp chính
thức, những chương trình đóng góp ý kiến và những hoạt động tương tự.
Quản lý là nói cho nhân viên biết họ sẽ chịu trách nhiệm về những gì. Trong
khi đó, lãnh đạo trao quyền cho nhân viên – trao cho họ những công cụ để tự