đưa ra những quyết định trong phạm vi những nguyên tắc chỉ đạo mà các
bên liên quan đều có thể chấp nhận được.
Quản lý chú ý hơn tới việc những chính sách được tuân thủ ra sao, giải thích
qui tắc, chính sách và làm cho chúng có hiệu lực thi hành. Lãnh đạo khích lệ
mọi người và dạy họ làm thế nào để hoàn thành công việc. Nếu nó không
hiệu quả như mong đợi, cần phải nỗ lực để cải thiện hiệu quả công việc
thông qua nhiều bài huấn luyện tốt hơn. Giúp người khác học hỏi là công cụ
chính để đạt được hiệu quả công việc cao.
Quản lý tập trung những nỗ lực vào làm việc một cách đúng đắn; lãnh đạo
nhấn mạnh làm những việc đúng. Có những lúc người ta cần quản lý – vì
những lý do pháp lý hoặc tương tự, quan trọng hơn cả là phải làm thật đúng
theo bài bản. Dĩ nhiên là những người trong vị trí quản lý phải đảm bảo rằng
mọi việc được thực hiện một cách đúng đắn. Nhưng đây không phải là công
việc chính. Đảm bảo nhân viên tuân thủ các nguyên tắc là điều cần thiết
trong những trường hợp như thế, nhưng quan trọng hơn là huấn luyện mọi
người thạo việc và khích lệ họ khao khát làm hết sức mình để hoàn thành
những mục tiêu của phòng ban và công ty. Để đạt được điều này với những
nhân viên của mình là một ví dụ hoàn hảo về năng lực lãnh đạo đích thực.
Người sếp tốt – người sếp tệ
Harry là kiểu sếp thích được người khác ưa thích. Anh nghĩ mình là một
người sếp tốt vì mọi người trong phòng của anh thích anh. Anh không muốn
làm suy giảm lòng mến mộ này, vì thế anh đã do dự không ép buộc nhân
viên phải thi hành những qui định tối thiểu hoặc sửa chữa những lỗi nhỏ
trong công việc. Khi cần khiển trách, anh thường im lặng thật lâu đến độ
quên luôn cả lý do của việc khiển trách. Tuy nhiên, anh thường khen quá
nhiều đến độ lời khen mất đi ý nghĩa.
Teresa rất khó chịu. Chị tin rằng người ta phải sử dụng tới quyền hành thì
mới khiến công việc được hoàn thành. Chị cộc cằn, giáo điều, và câu nói chị
ưa sử dụng là: “Tôi là sếp. Anh được trả lương để làm việc, vì vậy, tốt hơn