TRỞ THÀNH NGƯỜI LÃNH ĐẠO HIỆU QUẢ - Trang 112

Ví dụ, giả sử Carla là một thiên tài làm việc trong một phòng ban mà nơi đó
mọi người đều là một thiên tài. Tuy nhiên, Carla là thiên tài cấp thấp nhất
của nhóm.

Trong một đường cong chuông diễn tả nhóm đó, cô sẽ được xếp hạng “chưa
đạt yêu cầu”. Trong bất kỳ nhóm nào khác, cô có thể sẽ được xếp loại là
“xuất sắc”.

Hoặc giả sử công việc của Harold là chưa đạt yêu cầu nhưng toàn nhóm của
anh cũng thực hiện dưới trung bình. So sánh với những người khác nếu
chúng ta sử dụng một đường cong hình chuông, chúng ta phải xếp loại anh
là “xuất sắc”.

Mọi trưởng phòng và lãnh đạo nhóm nên được thông báo rõ về ý nghĩa của
mỗi hạng và định nghĩa của mỗi đặc điểm. Hiểu số lượng và chất lượng thì
tương đối dễ. Nhưng còn có thể tin cậy được thì sao? Sáng kiến, óc sáng tạo,
và những đặc điểm vô hình khác được đo lường ra sao? Bằng cách phát triển
những chương trình huấn luyện bao gồm thảo luận, sắm vai, và nghiên cứu
điển hình, những tiêu chuẩn có thể được thiết lập để mọi người hiểu và sử
dụng.

Hãy thiết lập những tiêu chí cho việc xếp loại. Nhận diện những nhân viên
giỏi hơn và chưa đạt yêu cầu thì dễ, nhưng phân biệt những nhân viên ở ba
loại nằm giữa thì gai góc hơn.

Hãy duy trì một nhật ký liên tục về hiệu quả công tác của mỗi nhân viên suốt
năm. Không nhất thiết ghi lại thành tích trung bình, nhưng chúng ta nên ghi
chép bất kỳ điều gì đặc biệt mà mỗi nhân viên đã hoàn thành hoặc không
hoàn thành. Ví dụ, một số ghi chép về khía cạnh tích cực có thể như sau:
“Vượt chỉ tiêu 20%”, “Hoàn thành dự án trước thời hạn hai ngày”, hoặc “Đề
xuất giúp giảm bớt 1/3 thời gian cần thiết để làm một công việc”. Những ghi
chép về khía cạnh tiêu cực có thể như sau: “Phải làm lại báo cáo vì những
lỗi nghiêm trọng” hoặc “Bị quở trách vì kéo dài thời gian ăn trưa trong hai
ngày tháng này”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.