Nó giúp nâng cao ý thức trách nhiệm của người cố vấn vì họ hướng dẫn
người được cố vấn đi qua mê cung của những chính sách và chính trị nội bộ
của công ty. Nó cũng làm cho họ hiệu quả hơn trong những mối quan hệ
giữa con người với nhau.
10 lời khuyên cho người mới vào vai trò cố vấn
Khi chúng ta được giao cho nhiệm vụ làm cố vấn, chúng ta nên học càng
nhiều càng tốt về nghệ thuật cố vấn. Nếu chúng ta đã có kinh nghiệm thành
công cá nhân với một người cố vấn, hãy sử dụng nó như một tấm gương.
Nếu không, hãy tìm kiếm một thành viên khác từng là một người cố vấn
thành công và học từ kinh nghiệm của họ.
Dưới đây là 10 điều nên ghi nhớ:
1. Hãy biết công việc. Hãy xem lại những điều cơ bản. Hãy nhớ lại những
vấn đề chúng ta từng đối mặt và cách chúng ta đã giải quyết chúng. Hãy
chuẩn bị trả lời những câu hỏi về mọi khía cạnh của công việc.
2. Hãy biết càng nhiều càng tốt về công ty. Một trong những chức năng
chính của một người cố vấn là giúp người được huấn luyện vượt qua những
rào cản của những chính sách và thực hành không quen thuộc của công ty.
Quan trọng hơn, là một người từng làm việc được một quãng thời gian cho
công ty, chúng ta biết cách vận hành bên trong của công ty – cấu trúc quyền
lực thực – tình hình chính trị nội bộ của công ty.
3. Làm quen với người được cố vấn. Để trở thành một người cố vấn có hiệu
quả, chúng ta phải dành thời gian ra để tìm hiểu càng nhiều càng tốt về
người chúng ta sắp cố vấn. Hãy tìm hiểu về học vấn, kinh nghiệm làm việc
trước kia, công việc hiện tại,... của họ. Hãy tìm hiểu về những mục tiêu,
tham vọng, những sở thích, mối quan tâm bên ngoài công ty của họ. Hãy
quan sát nét cá tính. Làm quen với những cách giao tiếp mà họ ưa thích –
mặt đối mặt, viết thư, gọi điện, gửi email, vào Twitter, gửi tin nhắn...