chứng kiến. Hãy duy trì thái độ muốn giữ cho mối quan hệ công việc được
nồng ấm sao cho người này mở lòng đón nhận lời góp ý, nhận xét của chúng
ta.
Hãy thực hiện buổi thảo luận trong môi trường riêng tư. Đừng nói hoặc làm
bất kỳ điều gì có thể gây cho người kia cảm giác bối rối, xấu hổ, hoặc mất
mặt trước người khác.
Hãy có thái độ và cách hành xử mà chúng ta muốn người kia bắt chước thể
hiện. Nếu chúng ta nói nhỏ thì rất có thể người kia cũng sẽ làm tương tự.
Nếu chúng ta thấy lỗi đó là vụn vặt và dễ sửa, người kia có thể học theo thái
độ này.
3. Liên hệ tới hoàn cảnh
Điều quan trọng đối với sự thành công trong việc sửa chữa một vấn đề là tập
trung vào vấn đề chứ không vào con người. Hãy loại bỏ những đại từ nhân
xưng và không nhân cách hóa vấn đề. Hành động sai chứ không phải người
mắc lỗi đó sai. Chúng ta muốn cho người kia một cơ hội để giải thích điều gì
đã xảy ra và rồi cho họ biết chúng ta hiểu biết ra sao về vấn đề. Chúng ta
nên lắng nghe để hiểu và để xác định liệu họ có đang nhận trách nhiệm hoặc
là đang đổ lỗi và tránh né trách nhiệm. Mục tiêu của chúng ta là thu thập dữ
kiện và thông tin để có thể nhận diện chính xác vấn đề và xác định tại sao nó
xảy ra. Bằng cách giảm bớt sự phòng vệ và không vội vã kết luận, những
quan điểm khác nhau sẽ hiện lên bề mặt, và nguyên nhân chính của vấn đề
sẽ được nhận ra.
Thay vì gắn nhãn hoặc tính cách tiêu cực cho cá nhân, chúng ta nên diễn đạt
lời nhận xét của mình sao cho nó không mang tính chất kết tội. Sau đây là
một số ví dụ:
Thay vì nói: “Không có đủ thông tin về những vấn đề an toàn lao động trong
bản báo cáo này”, hãy nói “Bản báo cáo này rất tổng quát, nó có thể hiệu
quả hơn nhiều nếu phần về an toàn lao động chi tiết hơn…”