Người nhân viên cần được tái đảm bảo về giá trị và tầm quan trọng của họ
đối với công ty và về sự hỗ trợ, động viên của người trưởng phòng. Người
nhân viên này nên ra khỏi cuộc họp với sự khích lệ là sẽ đạt được hiệu quả
công tác tối ưu vì họ nhận thấy một mối quan hệ vững chắc với công ty.
Người “đổ lỗi” hoặc “tránh né” nên ra khỏi cuộc họp với một ý thức về trách
nhiệm và một sự hiểu biết về những kỳ vọng của công ty. Người đó cũng
nên hiểu rằng chúng ta quan tâm tới và cam kết với sự thành công và phát
triển của họ.
6. Giữ chân nhân viên
Nếu chúng ta xử trí tốt những bước trên, chúng ta đã gia tăng được cơ may
giữ chân nhân viên này, và làm quyết tâm của họ thêm mạnh mẽ. Nó cũng
củng cố tinh thần làm việc của toàn đội ngũ. Điều này xây dựng sự tin cậy
và gia tăng mức gắn kết và đạo đức công việc.
7. Phát biểu lại
Tuy nhiên, đôi khi nhân viên chống lại những nỗ lực muốn sửa chữa hoàn
cảnh hoặc thành tích của chúng ta hoặc từ chối liên quan tới vấn đề. Trong
những trường hợp như vậy, bước kế tiếp sẽ là nêu rõ lại sự việc, tính nghiêm
trọng, chính sách và giải pháp phù hợp; điều này cho người kia nhiều cơ hội
để làm công việc đúng đắn hơn.
8. Quở trách
Khi nhân viên từ chối trách nhiệm, chúng ta phải chính thức nhắc nhở họ
bằng một cách nào đó trước khi có thêm những hành động. Hầu hết công ty
thiết lập nhiều chính sách và qui trình phải được tuân thủ trước khi các biện
pháp kỷ luật được đưa ra. Điều này đặc biệt quan trọng trong các công ty có
hợp đồng với cá nhân nhân viên hoặc là với công đoàn. (Cách đưa ra những
lời quở trách sẽ được thảo luận trong Chương 9.)
9. Loại bỏ