Xây dựng lòng tự tin
Hầu hết những nỗi sợ được liệt kê ra bên trên là do thiếu sự tự tin. Paul là
một ví dụ: anh lo sợ rằng nếu một thuộc cấp làm quá tốt một công việc, họ
sẽ là một mối đe dọa cho anh. “Nếu sếp thấy rằng một trong những nhân
viên của mình có thể làm được những gì mình có thể làm thì công việc của
mình sẽ gặp nguy.”
Mặc dù đã có nhiều tình huống trong đó một người trưởng phòng bị thay thế
bởi một thuộc cấp lương thấp hơn, nhưng trường hợp này thì không thường
xảy ra. Trên thực tế, điều ngược lại thì thường thấy hơn. Hầu hết các công ty
cân nhắc việc các trưởng phòng xây dựng năng lực của nhân viên họ hữu
hiệu ra sao trong việc đánh giá kỹ năng quản lý của họ.
Bằng cách tỏ ra hết sức thành thạo trong công việc, Paul sẽ gặt hái được sự
tôn trọng của các giám sát và, vì anh biết mình giỏi trong công việc, nên anh
sẽ xây dựng nên sự tự tin của chính mình. Bằng cách làm cho nhân viên của
mình hiệu quả hơn trong công việc của họ, anh sẽ có thể hoàn thành nhiều
hơn trong những lĩnh vực của công việc có tầm quan trọng hơn những việc
anh đã giao cho thuộc cấp.
Nỗi sợ của Ellen thì thường thấy hơn. “Nếu thuộc cấp của tôi làm xáo trộn
công việc được giao này, tôi sẽ là người chịu trách nhiệm.” Tất cả trưởng
phòng đều bị qui trách nhiệm từ công việc của thuộc cấp.
Để đảm bảo rằng công việc cô giao cho người khác sẽ được hoàn thành
không sai sót và đúng tiến độ, Ellen nên làm theo những bước sau đây trong
việc hoạch định công tác giao việc:
Hoạch định công tác
Để đảm bảo bất kỳ hoạt động nào cũng thành công, hoạt động đó phải được
hoạch định. Thường thì các giám sát không dành thời gian ra để chuẩn bị
các việc sẽ giao. Họ biết những gì phải được làm và giả định rằng nó sẽ
được làm đúng, thông qua việc ra lệnh cho một thuộc cấp thực hiện nó.