được đề ra, đó là lúc chúng ta có thể kiểm tra tiến độ của công việc và bất kỳ
điều gì trục trặc có thể được sửa chữa trước khi quá muộn.
Những điểm kiểm soát không phải là những lần kiểm tra đột xuất. Nhân viên
biết khi nào chúng sẽ xảy ra và những gì được kỳ vọng tại điểm đó.
Ví dụ, chúng ta giao cho Ted một công việc vào thứ Hai và phải được hoàn
tất trước thứ Sáu. Chúng ta bảo Ted: “Chúng ta sẽ gặp nhau vào ngày mai,
lúc 4 giờ chiều để thảo luận về dự án. Trước lúc đó, bạn nên hoàn thành
xong Phần A và B.” Nếu vào thời điểm đó, chúng ta phát hiện những sai sót,
chúng sẽ được sửa chữa trước khi Ted tiếp tục. Một lợi điểm khác của điểm
kiểm soát là nếu, vào lúc 11 giờ sáng, Ted nhận thấy anh sẽ không thể hoàn
thành được Phần B trước mốc 4 giờ chiều, anh có thể xin trợ giúp sớm, kịp
giữ cho dự án không bị trễ lịch.
Theo dõi
Vì các trưởng phòng chịu trách nhiệm về hành động của thuộc cấp của
mình, một hệ thống theo dõi sau đó là một công cụ quản lý quan trọng. Để
làm được điều này mà không bị tiếng là quản lý chi li có thể là chuyện tế
nhị. Việc các trưởng phòng không ngừng kiểm tra công việc của mọi nhân
viên sẽ tạo ra cảm giác không được tin cậy – và có thể hủy hoại bầu không
khí hợp tác, cộng tác cần có để thực sự thành công.
Theo dõi nên được thực hiện theo cách tham gia. Thay vì luôn giám sát công
việc hoặc làm ngạc nhiên thuộc cấp bằng những lần kiểm tra đột xuất, việc
theo dõi nên được xây dựng vào trong kế hoạch hành động. Thay vì áp đặt
một kế hoạch theo bám, người trưởng phòng và thuộc cấp nên cùng nhau
phát triển dự án. Những điểm kiểm soát nên được đưa vào suốt dự án. Khi
những giai đoạn khác nhau của dự án đã được hoàn thành, người trưởng
phòng và những nhân viên thực hiện dự án sẽ gặp nhau để duyệt lại những
gì đã hoàn thành. Nhân viên nên được khích lệ để nêu ra những thiếu sót
trong quá trình triển khai công việc và có lẽ sẽ đề xuất những vấn đề mới