Khi đối xử với những người tiêu cực, thay vì đưa ra những hướng dẫn thật
cụ thể, khi có thể, hãy buộc nhân viên tham gia góp ý một công tác nên được
thực hiện ra sao và những thời hạn chót của công việc nên như thế nào.
Hãy cho họ những tiêu chuẩn thành tích rõ ràng phải đạt được, nhưng cũng
cho phép họ xác định nên làm gì để đạt được chúng. Điều này sẽ giảm tối đa
sự vật lộn trên những chi tiết và những vấn đề vụn vặt. Những người tiêu
cực sẽ vẫn tìm ra chuyện để chống đối, nhưng bằng cách cho họ quyền kiểm
soát nhiều hơn đối với công việc của họ, chúng ta sẽ loại bỏ được nhu cầu
chiến đấu với họ trên từng điểm.
Lắng nghe những gì họ không nói
Những người tiêu cực sẽ không do dự bảo bạn họ đang nghĩ gì. Tuy nhiên,
những vấn đề thực sự có thể không được họ nói ra. Một lời chỉ trích về một
số sự đối xử lệch lạc có thể là một luận điệu để che dấu nỗi sợ rằng chúng ta
không thích người đó. Thường thì tính tiêu cực là một lời kêu cứu. Bằng
cách loại bỏ ra khỏi những lời ta thán của họ những lĩnh vực không được
nêu ra, chúng ta có thể khám phá lý do thực sự cho thái độ tiêu cực.
Khi đứng trước những hoàn cảnh như thế, hãy xác định chúng ta có thể nói
hoặc làm gì vào lúc đó để phản ứng trước hoàn cảnh thực cũng như là sự bất
bình được biểu lộ. Một câu trả lời không cố chấp, không phán xét sẽ khích lệ
nhân viên hé lộ nhiều tầng nấc cảm xúc cho tới khi nhân viên đó cảm thấy
được cảm thông. Một khi điều này xảy ra, người kia rất có thể sẽ hợp tác.
Nếu chúng ta ý thức rằng nhân viên sợ chúng ta không thích họ, sau khi
chúng ta đã tiếp cận vấn đề trước mắt, hãy đưa ra lời nhận xét về một số
điều tốt mà người này đã làm và khẳng định lại với nhân viên về sự đánh giá
cao và sự tôn trọng của mình.
Xây dựng một mối quan hệ tích cực
Người tiêu cực luôn cần sự tái đảm bảo. Bằng cách nỗ lực thật nhiều để xây
dựng một mối quan hệ tích cực lâu bền với họ, chúng ta có thể không thay