trong văn phòng. Nhân viên tỏ ra vui thích. Thật là hân hạnh khi được làm
việc trong môi trường này – nhưng năng suất không tăng gì cả.
Tại sao không? Người ta tìm kiếm một mức độ hài lòng trong công việc của
mình – trong trường hợp này, những điều kiện làm việc tốt. Khi môi trường
làm việc trở nên có thể chấp nhận được, nhân viên hài lòng, và điều này thể
hiện qua năng suất. Tuy nhiên, sau khi các điều kiện đã đáp ứng được sự hài
lòng của họ, có thêm vào gì nữa cũng không khích lệ được họ.
Thế thì có liên quan gì tới tiền bạc không?
Tiền, tương tự như điều kiện làm việc, là một thứ làm hài lòng. Chúng ta có
thể giả định rằng đề nghị trả nhiều tiền hơn sẽ tạo ra năng suất cao hơn. Và
có lẽ chúng ta đúng – với hầu hết mọi người, nhưng không phải với tất cả.
Những chương trình khen thưởng, trong đó nhân viên được cho một cơ hội
để kiếm nhiều tiền hơn bằng cách sản xuất nhiều hơn, là một phần của
những kế hoạch đền bù của nhiều công ty. Chúng có hiệu quả với một số
người, còn với những người khác thì không.
Phòng Kinh doanh là một ví dụ rõ nét. Vì nhân viên bán hàng thường làm
việc dựa trên tiền hoa hồng, hoặc tiền khen thưởng; họ ở vào thế đáng ganh
tỵ là hiếm khi đòi nâng lương. Nếu nhân viên bán hàng muốn kiếm thêm
nhiều tiền, tất cả những gì họ phải làm là siêng năng hơn hoặc khôn ngoan
hơn và kiếm nhiều tiền theo ý họ muốn. Vì vậy, mọi nhân viên bán hàng rất
giàu. Có đúng không? Sai!
Tại sao lô-gích này không đúng? Các trưởng phòng Kinh doanh từng than
phiền về vấn đề này ngay từ đầu. Họ nói: “Chúng tôi có một chương trình
khích lệ tuyệt vời, và tiền có sẵn đó cho đội ngũ bán hàng. Mọi thứ họ phải
làm là với tay tới – nhưng họ lại không. Tại sao không?”
Chúng ta phải đi sâu vào tâm lý con người để có câu trả lời. Tất cả chúng ta
đều định ra một mức lương cá nhân, ý thức hay vô thức, khiến chúng ta hài