“Tôi làm tốt công việc hai lần và không bao giờ nghe được lời khen.”
“Tôi làm tệ chỉ một lần thôi và tôi nghe được lời chê.” Có những người giám
sát không bao giờ khen ngợi nhân viên của mình. Họ lý lẽ rằng nhân viên
được kỳ vọng làm tốt công việc và không cần được khen ngợi vì đã làm
những gì họ được kỳ vọng. Một người giám sát cộc cằn khoe: “Tôi chẳng
bao giờ khen ngợi nhân viên. Họ biết họ đang làm tốt nếu tôi để mặc họ.
Nếu tôi phải nói chuyện với họ thì họ sắp có rắc rối.”
Người ta ai cũng khao khát lời khen. Tất cả chúng ta đều muốn biết rằng
người khác nhìn nhận sự cống hiến và thành tựu của mình. Điều này đặc biệt
quan trọng khi lời ngợi khen đến từ người giám sát hoặc những người mà
chúng ta tôn trọng khác.
Lời khen phải chân thành
Carol sắp ra khỏi phòng để dự một cuộc họp. Cô dừng lại khi cô ra tới cửa
phòng, và quay lại nói:
“Này các em, chị muốn cho các em biết rằng các em đang làm rất tốt công
việc,” chị mỉm cười và rời khỏi phòng. Tại cuộc họp, chị kể cho các đồng
nghiệp nghe là chị đã nâng tinh thần làm việc của phòng chị bằng cách đưa
ra lời nhận xét của mình về công việc của họ.
Nhưng trong phòng ban của chị, nhân viên lại nhìn nhận câu nói này theo
cách khác. Một trong những nhân viên lớn tiếng bình luận với người khác:
“Chị ấy vừa cho chúng ta một lời khích lệ tích cực hàng tháng của chị ấy
đấy.” Những gì Carol xem là một viên đá xây dựng tinh thần làm việc lại bị
nhân viên chị xem là không chân thành. Lời khen phải chân thành và chúng
ta không thể giả mạo sự chân thành được.
Một cách để làm cho lời khen ngợi thực sự trở nên chân thành là đưa lý do
của việc khen ngợi vào trong chính lời khen. Thay vì nói: “Làm tốt lắm, Joe
à”, sẽ hiệu quả hơn nhiều nếu nói: “Joe này, cách em xử trí bức thư than