Không nhất thiết phải như vậy. Khi sự nhìn nhận rõ ràng là xứng đáng, và
được mở rộng tới mọi người cũng xứng đáng với nó thì đây không phải là sự
thiên vị. Những người không được khen nên hiểu rằng họ chưa giành được
nó thôi.
Một mối quan tâm khác: “Khi hiệu quả công tác của một người cải thiện
đáng kể, liệu cho họ thêm nhiều lời khen ngợi hơn những người chưa làm tốt
thì có tốt hơn không?”
Khen ngợi quá đáng có thể gây ra sự oán giận ở những người luôn thực hiện
như mình mong muốn. Ngoài ra, nhìn nhận quá đáng cũng có thể truyền tải
ý nghĩ rằng chúng ta kỳ vọng sự hoàn thành phi thường sẽ trở thành điều
bình thường. Chúng ta phải khéo léo trong cách khen ngợi tùy vào những
nhu cầu của một nhân viên cụ thể. Khi một người đạt tới tiêu chuẩn được kỳ
vọng, hãy khen ngợi anh/ chị ấy về thành tựu đó và chỉ ra rằng đây là những
gì các công nhân giỏi khác đang làm và chúng ta đánh giá cao thành tích
này. Hãy làm điều này trước mặt các nhân viên, sao cho mọi người đều biết
rằng lời khen ngợi dựa trên việc đạt tới mức này, chứ không phải là lời khen
ngợi cho công việc phi thường. Một cách tự nhiên, những ai làm tốt hơn nữa
nên nhận được sự nhìn nhận đặc biệt.
Các trưởng phòng hỏi: “Liệu nhân viên nên được khen ngợi vì đã luôn thực
hiện công việc bình thường của họ không?” Mọi người đều cần được khen
ngợi, nhưng cho họ sự nhìn nhận đặc biệt vì đã thực hiện công việc thường
ngày của họ là tự đánh bại mình. Nó không mang tới cho người đó sự khích
lệ để cải thiện. Thỉnh thoảng, người giám sát có thể khen họ về một số thành
tựu nào đó hoặc nhận xét tốt về việc họ luôn đúng giờ. Điều này không nên
diễn ra thường xuyên, nếu không sẽ đánh mất giá trị của lời khen. Đừng bao
giờ khen ngợi theo lịch: “Ngày hôm nay là ngày 14, là ngày tôi khen Kathy,”
mà nên được đưa ra mỗi khi thích hợp.
Truyền đạt lời khen ngợi