đó, Wells Fargo vẫn có tỷ lệ vốn cao hơn Bank America (tính cả các loại
tổng tài sản cổ phiếu hữu hình, v.v…), ngay cả khi đã điều chỉnh hồ sơ tài
sản liệt kê tính rủi ro kỹ hơn. Đây là một dấu hiệu nữa của Wells cho thấy
tình hình không xấu như giá thị trường của cổ phiếu.
Điểm thứ hai còn thuyết phục hơn. Với tất cả những khoản cho vay không
hiệu quả, dự phòng thiệt hại, và những khoản cho vay thua lỗ, Wells Fargo
vẫn chưa bị lỗ lần nào trong lịch sử 140 năm kinh doanh của ngân hàng.
Trên thực tế, không phải công ty công nghiệp nào cũng làm được như vậy.
Trong tình thế mà nhiều công ty cho là tồi tệ nhất trong môi trường bất
động sản của California trong vòng 50 năm trở lại đây, Wells vẫn xoay xở
để đạt được lợi nhuận vào năm 1991. Dấu hiệu này cho tôi thấy Wells là
một nơi đầu tư tiềm năng, dù nó vẫn đang ở trong giai đoạn khó khăn, và
bội số chín hay mười lần lợi nhuận bình thường hóa (một bội số lợi nhuận
dưới mức căn bản của đa số các công ty công nghiệp khác) là hoàn toàn
hợp lý và là mục tiêu có thể đạt được. Điểm mấu chốt ở đây là, nếu Wells
tồn tại qua cơn khủng hoảng bất động sản hiện thời và mức độ dự phòng
tổn thất hàng năm trở lại bình thường, thì cổ phiếu của nó sẽ có khả năng
tăng cao gấp đôi.
Mặc dù toàn bộ bài phân tích có nhiều chi tiết đầy sức thuyết phục, nhưng
tôi vẫn cần trả lời một số câu hỏi sau: Tôi đã biết gì về thị trường bất động
sản California? Điều gì sẽ xảy ra khi tình hình ở California trở nên tồi tệ
hơn? Có thể Wells sẽ tạo nên một cơn bão khá lớn, nhưng chuyện gì sẽ xảy
ra nếu trận bão 50 năm mới có một lần này chỉ là một cơn gió mùa thoảng
qua? Dĩ nhiên, tôi chưa bao giờ đầu tư vào những tình huống hoàn toàn
chắc chắn. Những cơ hội có tiềm năng và đưa ra những lợi nhuận hấp dẫn
luôn kèm theo đó nhiều rủi ro, đó là những gì tôi thực sự có thể đòi hỏi.
Nhưng ngân hàng là một con thú kỳ lạ. Bạn không bao giờ có thể biết được
chính xác điều gì tạo nên danh mục tài sản cho vay của nó. Những bản
tường trình tài chính chỉ đưa ra những nhận xét chung chung về tài sản của