Ở
LẶP LẠI
Thua cuộc là gì? Không gì ngoài bài học, không gì ngoài những bước đầu tiên tiến tới
những thứ tốt đẹp hơn.
– Wendell Phillips.
Thung lũng Silicon, các dự án khởi nghiệp không bắt đầu với những sản
phẩm đã được hoàn thiện. Thay vào đó, họ cho ra đời “Sản phẩm có tính
năng tối thiểu” [MPV – Minimum Viable Product] – phiên bản cơ bản nhất
của họ với một hoặc hai tính năng thiết yếu nhất.
Mục đích của họ là biết ngay phản ứng của khách hàng. Nếu phản ứng không tốt, họ
có thể thất bại nhanh chóng và không tốn kém, để có thể tránh tạo ra hoặc đầu tư
vào một sản phẩm mà khách hàng không muốn.
Giống như các kỹ sư ngày nay thường châm biếm: “Thất bại là một tính năng.”
Nhưng họ không đùa đâu. Thất bại có thể là một tài sản nếu điều bạn cố gắng làm là
cải tiến, học hỏi hoặc làm điều gì đó mới. Đó là tính năng cốt lõi của hầu hết mọi
thành công. Mắc sai lầm, phải thay đổi hướng đi không phải là điều đáng xấu hổ. Mỗi
lần điều đó xảy ra, chúng ta lại có lựa chọn mới. Và vấn đề sẽ trở thành cơ hội.
Cách làm kinh doanh kiểu cũ – khi những công ty khảo sát khách hàng muốn gì và
chế tạo sản phẩm trong một phòng thí nghiệm, rời xa với những phản hồi của khách
hàng – thể hiện nỗi sợ thất bại. Nếu sản phẩm này thất bại ngay trong ngày khai
trương, tất cả nỗ lực đã bị uổng phí. Nếu thành công, không ai thực sự biết tại sao và
cái gì chịu trách nhiệm cho thành công đó. Mô hình MVP bao gồm việc chấp nhận
thất bại và lắng nghe phản hồi. Thất bại làm sản phẩm tốt hơn vì nhà sản xuất bỏ đi
những tính năng vô ích, không được khách hàng yêu thích và tập trung nguồn lực có
hạn vào việc cải thiện những tính năng khác.
Trong một thế giới mà ngày càng có nhiều người tự làm chủ và tự chịu trách nhiệm,
nhìn nhận chúng ta như một dự án khởi nghiệp là việc nên làm.
Và điều đó nghĩa là thay đổi mối quan hệ với thất bại. Điều đó nghĩa là lặp lại, thất