lên vai ông Vunphran hay bắt ông khoác áo. Hễ có một giọt mưa, em
dừng xe ngay và kéo tấm vải bạt che xe. Buổi chiều nào trời không đẹp
em từ chối không đi chơi. Lúc đầu khi bọn họ đi bộ. Perin đi bình thường
và ông Vunphran đi theo em. Ông không hề kêu ca gì bởi vì ông rất ghét
than phiền và cũng chẳng muốn nghe ai than phiền. Nhưng bây giờ em
đã biết ông Vunphran đi nhanh sẽ mệt rồi bị ho nghẹt thở, nhịp tim đập
nhanh. Lúc nào em cũng tìm được những lý lẽ để nói tuy không nói đúng
lý do. Em nghĩ rằng muốn cho ông Vunphran đỡ mệt thì ông cần phải
vận động có mức độ để không những không có hại mà còn có lợi cho
ông. Một buổi chiều, trong lúc đi bộ qua làng họ gặp cô Benlom. Cô
chào ông Vunphran và sau mấy câu lễ phép, cô cáo biệt và nói:
- Tôi để ông cho Ăngtigôn(1) của ông bảo vệ.
Câu nói ấy nghĩa là gì? Perin không hiểu. Em hỏi ông Vunphran. Ông
cũng không biết gì hơn. Đến một buổi, em hỏi cô giáo. Cô giải thích cho
em hay Ăngtigôn là ai bằng cách cho em đọc một bài giải thích về đời
sống Ơdíp vủa Xôphôdờ phù hợp với tuổi trẻ thông minnh nhưng còn dốt
nát thời đại cổ xưa. Mấy hôm sau, em ngừng đọc quyển vòng quanh thế
giớ mà đọc câu chuyện ấy cho ông Vunphran nghe. Ông tỏ vẻ cảm động
vì câu chuyện y hệt hoàn cảnh của ông.
- Đúng thật, ông nói: cháu là Ăngtigôn con gái Ơdíp khốn khổ, chỉ
săn sóc, âu yếm đối với người bố của mình thôi.
Qua lời nói đó, Perin thấy em đã tiến một đoạn đường khá dài trong
việc tranh thủ tình cảm của ông Vunphran, bởi thường ông rất dè xẻn
trong sự bộc lộ. Em xúc động đến nổi cầm lấy tay ông mà hôn.
- Ừ! Ông nói – cháu là một cô gái tốt bụng! Rồi ông đặt bàn tay lên
đầu em và nói thêm:
- Cháu sẽ không rời bác! Con trai bác có trở về cũng vậy thôi! Nó sẽ
hiểu cháu đã giúp bác như thế nào.
- Cháu chẳng làm được gì trong lúc cháu muốn làm rất nhiều bác ạ!