ông hãy đồng ý đi!
- Hình như người ta có thể tin cậy ở em này – Cô giáo nói – Tuy lời
đề nghị được trình bày dưới dạng hơi… kỳ quái và trẻ con.
- Cháu sẽ được như ý! Chiều nay bác sẽ đi với cháu! Cháu hãy định
mấy giờ thì chúng ta làm cuộc thám hiểm?
- Càng về đêm, càng tốt.
Trong buổi chiều tối, ông Vunphran nhắc nhiều lần đến cuộc thám
hiểm, nhưng Perin vẫn không nói rõ.
- Cháu có biết là cháu đã làm cho bác sinh ra tò mò không?
- Khi cháu chỉ đạt được có thế thì không phải là đã đạt được một phần
rồi sao? Để ông mơ tưởng về ngày mai hay ngày kia không hơn là để
ông luyến tiếc một hy vọng đã tiêu tan trong quá khứ?
- Tốt hơn nếu bác còn có một ngày mai! Cháu muốn bác mơ về một
tương lai nào đó? Nó còn buồn hơn là quá khứ đối với bác, bởi vì nó
trống rỗng.
- Thưa ông không phải thế! Nó không quá trống rỗng nếu ông nghĩ
đến người khác! Khi còn bé… và không được sung sướng, người ta
thường nghĩ đến, có phải thế không ạ. Một tay thuật sĩ cao tay, nếu người
ta gặp được, sẽ làm cho những ước mơ của ta được thực hiện. Nhưng khi
chính họ là người thuật sĩ ấy, không biết có lần nào họ nghĩ rằng họ phải
làm cho người khổ sở được sung sướng dù những người khốn khổ ấy là
trẻ con hay người lớn? Khi người ta cầm quyền hành trong tay, dùng nó
không phải là thích thú sao? Cháu nói thích thú vì chúng ta ở trong tiên
cảnh. Nhưng trong thực tế, thì có một từ khác.
Buổi chiều trôi qua với những câu chuyện ấy. Nhiều lần, ông
Vunphran hỏi đã đến giờ đi chưa, nhưng em cứ lùi mãi. Cuối cùng Perin
báo có thể lên đường. Buổi tối ấm áp như em đã dự đoán. Không có gió,