bắt con mồi khi nó trên đường về tổ hay xua nó từ tổ chạy ra."
Nhị thích đi theo Măng, rất hứng thú xem Măng đặt bẫy, xem Măng
dò tìm dấu thú, nhưng lại không thật có hứng nghe Măng giải thích. Trắc
thì ngược lại, luôn đặt cho Măng những câu hỏi, chẳng hạn tại sao thú lại
hay đi ăn vào ban đêm, tại sao bẫy phải đặt như vậy? Vân vân. Măng nói:
"Con vật nào cũng làm tổ ở gần nơi có thức ăn. Chẳng hạn ong thì làm
tổ ở gần nơi có nhiều hoa. Nhím sẽ đào hang ở gần nơi có nhiều sắn. Hôm
nay mình sẽ đi xét dấu lũ nhím."
Trắc hỏi:
"Xét dấu nghĩa là gì?"
Măng đáp:
"Xét dấu là đi xem dấu chân con nhím..."
Trắc ngăn Măng lại, bảo:
"Để Trắc nói xem có đúng không nhé. Con vật thường hành động theo
thói quen, đi lại nhiều làm thành lối mòn, mình dựa vào đấy mà lựa cách
đặt bẫy."
Ngày nhỏ Măng đi theo cha, được cha giảng dạy nhiều lần mới biết,
đường này chưa nói Trắc đã hiểu, thật đáng khâm phục. Măng nói:
"Đúng như vậy đấy. Nhưng khi xét dấu phải chú ý, dấu cũ hay dấu
mới. Dấu cũ nghĩa là con vật đã không trở lại nữa rồi."
Nhị nghe chị gái và Măng trò chuyện với nhau vui vẻ thì không khỏi
ngạc nhiên, chuyện ấy thì có gì thú vị mà hai người nói mãi không dứt? Nhị
bỏ đi hái được một bó hoa rừng, quay trở lại thấy hai người vẫn mải mê câu
chuyện xét dấu. Nhị nói to: