TRƯỚC GIỜ NỔ SÚNG - Trang 132

Lúc bấy giờ Văn Thon mới lên mười bốn tuổi. Sau cơn đảo lộn ấy, bố

bị đày ra hòn đảo to bên nước Việt, đâu gần nước Xai Ngòn (Sài Gòn). Nhà
cháy trụi. Mẹ khóc sưng hai con mắt bằng quả nhót, sang ở nhờ bà con.
Văn Thon làm hùng hục nuôi mẹ. Tính Văn Thon lì, hung, ít nói, chỉ nghĩ
mãi xem vì sao nhà mình khổ, làng mình đói. Có người đánh tiếng muốn
lấy mẹ, chú bé vác dao ra mài, nói: "Ai ngủ với mẹ tao, tao cắt gân!".

Được ít lâu, mẹ bảo Văn Thon:

- Con thương mẹ thì con đi tu cho mẹ được phúc, làng nước không ai

chê cười nhà ta bỏ đạo.

Một ông chủ biện cái lễ, đưa Văn Thon đến chùa. Văn Thon cạo trọc

đầu và lông mày, mặc áo vàng không tay, làm xăng ca nen (chú tiểu). Vừa
quét chùa hầu sư vừa học chữ. Mẹ nhìn con, sướng chảy nước mắt. Công
mẹ nuôi con từ trứng nước đến nay đã được đền bù, mẹ thấy con mặc áo
vàng một lần là nhắm mắt được rồi.

Ba năm sau mẹ ốm chết, vẫn mang một điều mong là con mình tu cho

trọn phúc rồi hãy ra chùa lo vợ con.

Văn Thon theo ý mẹ. Anh tu luôn mười năm, lên đến chức achan

xổmđết, nổi tiếng giỏi kinh và có đạo đức.

Nhiều chàng trai cắt tóc cạo lông mày vào chùa, chỉ học qua loa mấy

bài kinh chữ Phạn, bụng ngong ngóng chờ lúc ra chùa để cưới vợ và khỏi
phải nhịn cơm tối theo lệ tu hành. Văn Thon không thế. Anh học ngày học
đêm đến thuộc những pho kinh dày hàng gang tay chép trên lá cọ. Cụ achan
trụ trì chùa làng gửi anh lên học trên tỉnh, tu trong chùa lớn. Đi đâu Văn
Thon cũng là nhà sư trẻ tuổi mà chăm chỉ nhất, sáng dạ nhất.

Đêm khuya, chùa im ắng. Trong một góc nhà cút tí, nơi sư ở, Văn

Thon cúi đầu trên pho kinh ghi lời Phật dạy cách đây ngót hai mươi lăm thế
kỷ mà đến nay còn sáng rỡ lời vàng:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.