Ấy là đạo Phật)
Một tiếng cười chế giễu mé sau. Bác Bun vuốt râu, nháy mắt:
- Anh giỏi kinh lắm. Nhưng Phật khuyên rửa sạch cõi tâm để cứu đời
hay để đắp chiếu nằm ngủ? Sao anh không nhớ lời kinh Pađamaxụtta dạy:
"Thà tôi chết để tranh đấu với cái ác, chứ không chịu để cái ác nó thắng
tôi."?
Văn Thon cúi đầu, hết cãi lý.
Bác Bun ngày đi vắng, đêm về ngủ nhờ nhà chùa. Văn Thon kể hết
với bác những nỗi băn khoăn, nghi ngờ, chán nản của anh. Bác cởi dần cho
anh từng mối trong mớ bòng bong ấy. Bác nói những điều Văn Thon chưa
hề nghe. Đế quốc, cách mạng, khởi nghĩa, độc lập... bấy nhiêu thứ quay
cuồng trong óc Văn Thon, say người như men rượu.
- Phải cầm súng đạn mà chống lại súng đạn cháu ạ. Thằng Pháp trước
kia, thằng Nhật bây giờ đều giống người Bàlamôn nọ định chặt đủ một trăm
đầu để lên trời, đã chặt chín mươi chín cái, còn đuổi theo chém mẹ định lấy
đầu. Đối với quân quỷ ác không cãi bằng mồm được. Ta chịu đưa đầu cho
nó chém sao?
Chân tay Văn Thon giậm giật. Đây rồi, cái chân lý hợp lẽ đạo tình
người, cái chân lý có sức mạnh đổi đời! Trong đôi mắt hõm sâu vì đói ngủ
dần dần ánh lên ngọn lửa mới, giống như mắt bố ngày xưa. Nhà sư Văn
Thon đã tìm ra chân lý, và quyết đeo đuổi theo nó đến cùng như lời kinh
Agúttura Nicaya đã dạy!
Bác Bun giao cho anh việc tuyên truyền cách mạng trong các nhà sư,
rồi lên Viêng Chăn. Năm hôm sau, cách mạng nổ ra ở thủ đô. Lúc bấy giờ
là tháng tám năm 1945, tức là năm 2489 theo Phật lịch. Quyển sách đời của
Văn Thon lật sang những trang mới, do bàn tay của bác Bun tức đồng chí
Thông Phun, nhà cách mạng Lào từ Côn Đảo vượt ngục về.