Trung đội phó Cống ngồi kiểu đầu gối quá tai, gật gù cái núm tóc củ
tỏi búi sau gáy như người thiểu số. Bác đồng ý với Lương. Đại đuối lý, còn
gượng một câu:
- Răng anh ấy hay tự ái ngầm rứa hè? Không vừa bụng thì choạc luôn
cho ra nhẽ chớ!
Cống chen vào:
- Thôi, tui nhận xin lỗi anh Văn Thon rồi mà.
Cuộc họp ngừng mười phút để Đại và Lương bắt bầy vắt bò trên chân,
chui vào ống quần.
Lương trầm ngâm một lúc lâu, hút gần tàn điếu thuốc mới nói:
- Hình như Văn Thon cũng giận tôi... Các đồng chí xem có phải tôi ôm
đồm quá không? Hay là tôi chưa thật tin ở Văn Thon?
Cái băn khoăn lớn nhất của Lương là ở đó. Văn Thon muốn sục vào
đồn thật nhiều, nhưng người anh nặng nề, kỹ thuật vượt rào và giấu hình
còn non, dễ bị hy sinh. Lương nhiều lần phải gạt khéo không để anh vào
đồn với mình. Biết Văn Thon ấm ức, nhưng Lương chưa phân trần vội.
Anh đợi ý kiến tổ Đảng.
Bàn cãi một lúc lâu, bộ ba vẫn chưa ngã ngũ ra sao cả. Thật tình cái
ranh giới giữa "thận trọng" và "chưa tin" trong trường hợp này rất khó
vạch. Không biết bao nhiêu cán bộ Tình nguyện bị phê bình là bao biện
nhưng vẫn lúng túng không hiểu nên cư xử thế nào cho phải.
Vấn đề cuối cùng đưa ra lại vấp. Lương đề nghị nếu có biến dọc
đường thì toàn đội phải đưa Văn Thon về đến nơi. Cống gật đầu: "Tất
nhiên!". Đại ngớ ra một giây, rồi gân cổ: