nó vẫy gọi. Cuốc cày cấy lúa, tung lưới đánh cá, đều có nó vẫy gọi. Qua
cầu, ngồi thuyền, đi đường, bước qua hầm hố, là vẫy gọi của vẫy gọi. Vẫy
gọi này giống như lòng bàn tay, mu bàn tay, trong ngoài cơ thể, thoái thác
trốn tránh không xong. Có trong vò rượu được hâm nóng; có trong củ năn
hầm trên lò; có trong hoa chi tử tháng sáu; có trong hương hoa quế tháng
mười. Từng tầng từng lớp quấn lấy người ngoài, không thân cũng nhận là
thân.
Ở miền Giang Nam, sông nước chằng chịt như tấm lưới, sông nước nhiều
như ở Cầu Ô này chỉ có thể đứng trên mây mới đếm hết. Chúng là tổ chim
trên cây trên cành, trú ngụ bao nhiêu người hồn xiêu phách lạc. Những
người hồn xiêu phách lạc đến rồi lại đi, đi rồi lại đến, như nước triều lên
xuống ngày đêm. Họ đến và đi có thể vì thế giới bên ngoài ồn ào và náo
loạn, có thể vì thấy lòng người ồn ào và náo loạn. Cầu Ô là nơi dưỡng bệnh,
người ngoài không một ai không lành vết thương mà lại quên đau. Điều này
chỉ trách triết lý Cầu Ô không triệt để, nó để đất trống, không đánh mất
phong thái đôn hậu. Lại trách triết lý Cầu Ô không quyết đoán, nó chỉ nói
với khẩu khí thương thuyết. Bệnh tình của người ngoài là bệnh không dứt
căn, đã đến hồi thập tử nhất sinh, bất luận thế nào cũng chỉ chữa trị bề ngoài
không trị tận căn. Không nói những điều ấy nữa, Cầu Ô là nơi nghỉ chân và
vỗ về an ủi. Những con thuyền mỗi năm chở bao nhiêu nỗi đoạn trường và
thương đau, chảy dưới thuyền kia là nước mắt buồn thương. Trong những
ngày mây mưa mịt mùng, Cầu Ô nhích gần lại, trước hết là ngàn vạn cành
liễu nhỏ bé buông rủ như những lớp mành trân châu. Vòm cầu như ô cửa,
vào rồi lại vào. Thế rồi xuyên qua những mành liễu rủ, trông thấy nhà bên
dòng nước, lớp rêu xanh dày như nhung bám vào những trụ đá dựng đứng
trong dòng nước. Những cửa sổ gần bờ nước mở rộng, để lộ ra những sào
phơi áo quần xanh đỏ và cả những làn mây hình củ ấu. Những hành lang
gần bờ nước với những cột lớn đứng vững trăm năm bám đầy rêu xanh.
Dưới hành lang là những cửa hiệu cửa hàng đủ màu đủ sắc, những tấm biển
quảng cáo món ăn của các tiệm rượu treo thành dãy, cũng đã tồn tại hàng
trăm năm. Dọc đường gặp đôi ba thuyền đón dâu, trên mui thuyền dán chữ
hỷ, những dải lụa kết hoa, những hòm đồ của cô dâu xếp thành chồng, cô