TRƯỜNG HẬN CA - Trang 165

chân mình. Cái cô gái Thượng Hải mà cậu một điều gọi chị, hai điều gọi chị
giống như ráng chiều nơi chân trời, chỉ trong giây lát là mất hút, mất không
còn hình bóng. Nàng như một truyền thuyết, cậu Hai có muốn viết thêm lên
đó mấy dòng không? Chưa đợi cậu đặt bút viết thì nàng đã tạo ra những
truyền thuyết mới, là sự đối chứng kỳ lạ với Cầu Ô, Cầu Ô rõ ràng bao
nhiêu, nàng càng mờ ảo bấy nhiêu; Cầu Ô quang đãng bao nhiêu thì nàng
mây mù che phủ bấy nhiêu.Ở tuổi cậu Hai, thà rằng khó hiểu hơn là cần
một sự thật. Cầu Ô là một sự thật. Đạt đến sự thật rồi con người sẽ đến tận
cùng, liệu còn gì để hy vọng nữa? Đó cũng là nguyên nhân để cậu Hai buồn
vì Cầu Ô, đó cũng là nguyên do để tình cảm cậu Hai bột phát bởi Kỳ Dao.
Bây giờ thì ngày nào cậu Hai cũng đến phòng sau của hiệu bán tương, ngồi
với nàng, nhìn nàng khâu vá, nói chuyện với nàng. Thế nhưng càng gần thì
nàng như càng xa hơn. Càng xa, cậu Hai càng đuổi theo, càng đuổi càng xa,
càng không nhìn rõ con người ấy.

Có lúc, cậu nhớ lại đêm trăng nói chuyện thơ ấy, những câu thơ cậu viện
dẫn như vang vọng bên tai, ngược lại càng hiểu Kỳ Dao hơn. Thật ra hôm
ấy, những câu thơ không phải là suy tư giả tạo, mà buột miệng nói ra. Mỗi
câu thơ như không phải của người xưa, mà là những câu thơ của cậu Hai
tức cảnh sinh tình bật ra. Nhưng rồi dần dần cậu nhớ lại xuất xứ của những
câu thơ kia, lòng chợt không yên. Xứ Tần trăng Hán tỏ/ Dõi bóng chiếu
Minh Phi
[2] là Lý Bạch viết về Vương Chiêu Quân. Chiêu Quân ra đi, xa
nhà ngàn dặm, ứng với cảnh của Vương Kỳ Dao, vẫn là trăng cố hương trên
đất khách. Hai câu tiếp theo: Bước lên đường ải Ngọc/ Chân trời biền biệt
đi...
[3] phải chăng là điều dự báo Kỳ Dao ở mãi xứ người không về? Cậu
Hai có phần phấn chấn, nhưng cảm thấy không hợp cảnh, bởi nàng xa nhà
nhưng không xa nước, mà chỉ thay đổi triều đại, ấy là nói trăng xưa chiếu
người nay, thời gian không chảy ngược, tất nhiên chân trời biền biệt đi.
Nghĩ lại, thật hợp người hợp cảnh. Hơn nữa, trăng sáng trên biển thuở xưa
bỗng sừng sững bóng Kỳ Dao, thật là cảnh thê lương khó nói, in đậm vào
lòng cậu Hai. Những câu thơ dẫn ra càng về sau càng không vui: Mời mọc
mãi thấy người bỡ ngỡ/ Tay ôm đàn che nửa mặt hoa...
[4] xuất xứ trong bài
Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị, người con gái ôm Tỳ Bà lưu lạc chân trời,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.