tội vạ. Tốc độ sinh sôi của chúng cũng thật kinh khủng, như cá đẻ trứng.
Phương thức sinh sôi cũng lắm kiểu, có lúc vòng nối vòng, có lúc bộ nối bộ,
có lúc như thách đố, có lúc vụ này kéo theo vụ khác. Chúng lan tràn trên
không trung thành phố, như đám lãng tử không nhà, không bị câu thúc hình
hài, kỳ thực chuyện đồn đại là một trong những điều lãng mạn của thành
phố này.
[1] Tên cổ của nước Trung Quốc - ND
Tính lãng mạn của chuyện đồn đại ở chỗ sức tưởng tượng không bị gò bó,
có thể co dãn tuỳ ý. Sức tưởng tượng này là vũ môn có thể vượt, là hang
chó có thể chui, nhất nhất không thành quy luật. Không có gì bịa đặt tuỳ
tiện hơn những chuyện đồn đại. Nó có sức sống vô cùng, không làm sao
bóp chết nổi, lửa thiêu không hết, gió xuân về lại nảy nở sinh sôi. Nó là
những hạt cỏ thấp kém nhất, gió thổi vào các hốc đá vẫn có thể bén rễ khai
hoa. Hễ thấy kẽ hở là lách vào, khuê phòng là nơi màn che trướng rủ thâm
nghiêm như thế nó cũng lọt vào được. Nó lưu truyền trong phòng the của
các tiểu thư khuê các, trong sách báo ngoài giờ học của học sinh, lưu truyền
trên những tiểu thuyết tình ái bi lụy, trên trang giấy đẫm nước mắt. Chuyện
đồn đại từng ly từng tí sinh ra trong tiếng tích tắc của chiếc đồng hồ để bàn;
sinh ra từ chậu nước rửa đầy mỡ màng. Những nơi kín đáo thường là nơi
chuyện đồn đại um tùm nhất, bầu không khí riêng tư là nơi rất có lợi cho
chuyện đồn đại sinh trưởng. Ngõ hẻm Thượng Hải là nơi cất giấu nhiều
riêng tư thầm kín, bởi thế chuyện đồn đại dễ sinh sôi nảy nở. Về đêm, đèn
mọi nhà đã tắt, khe cửa nhà nào còn lọt ra một tia sáng, ấy là chuyện đồn
đại; ánh trăng chiếu lên đôi giày thêu hoa bên giường cũng có chuyện; một
bà già ngồi bên hộp gương lược chải đầu, kỳ thực đang đưa chuyện; tiếng
xóc bài của các mợ, ấy là chuyện đồn đại đang lên tiếng; ngay cả những
buổi trưa mùa đông, trên giếng trời những con chim sẻ nhảy nhót, ấy là
chuyện đồn đại được nói bằng tiếng chim. Trong chuyện đồn đại có tiếng
“riêng”, trong tiếng “riêng” có nỗi buồn đau khó diễn tả. Không phải nỗi
buồn đau của Đường Minh Hoàng mất Dương Quý Phi, không phải của Sở
BáVương với nàng Ngu Cơ, nó không chìm nổi, ngợi ca và khóc than, nỗi