TRƯỜNG HẬN CA - Trang 293

cưỡng. Nhiều lúc vui, Kỳ Dao đang nói chuyện thì Lệ Lợi đột nhiên trở nên
nghiêm nghị, khiến người khác chột dạ, khó hiểu. Mỗi lần Lệ Lợi đến, Kỳ
Dao đâm ra hồi hộp, vừa tìm chuyện để nói, vừa chuẩn bị chịu đựng những
lời trách cứ, châm chọc, còn phải nhìn bộ mặt lạnh lùng của Lệ Lợi nữa
chứ. Nhưng Kỳ Dao không ghét bỏ việc Lệ Lợi đến chơi, thậm chí có phần
thích thú. Với Kỳ Dao, Lệ Lợi còn là dấu ấn của thời xưa, Kỳ Dao không có
gì phải chống lại việc luyến tiếc quá khứ. Điều quan trọng và cũng là điều
tế nhị là, trước mặt Lệ Lợi, nàng phải tỏ rõ tình của kẻ chiến thắng. Có thể
nói Kỳ Dao đã thua đến cùng, nhưng so với Lệ Lợi thì vẫn có một việc
không thua, đó là Trình. Với điều không thua này, dù có phải nhịn Lệ Lợi
thì cũng chẳng thiệt. Bởi thế, thoạt nhìn tưởng đâu Kỳ Dao phải nịnh nọt,
lấy lòng Lệ Lợi, nhưng bên trong Lệ Lợi phải nhường bước, vậy thì làm sao
mà không bực mình được? Nói ra, Kỳ Dao là người chiến thắng đấy, nhưng
rất đáng thương, chiến thắng không thu được một chút gì gọi là có để Lệ
Lợi phải loá mắt. Hơn nữa, cũng không phải là toàn thắng, Lệ Lợi đã nhận
là thua, nhường ưu thế cho Lệ Lợi thì có gì khó đâu? Hai người, một tiến
một lui, có sự thông cảm sâu sắc, thậm chí còn quan tâm đến nhau mà cả
hai cùng không biết.

Trong vẻ băng giá của Lệ Lợi cũng có nét dịu dàng, ấy là đối với con gái
Kỳ Dao. Lệ Lợi có ba mặt con nhưng đều là trai, như bản sao của chồng,
nói không sõi tiếng phổ thông, người thì lúc nào cũng đầy mùi hành tỏi và
thối chân. Mọi cử chỉ của chúng rất vụng về, nói năng thô lỗ, bẩn thỉu
nhếch nhác, không đánh nhau thì cũng cãi nhau. Lệ Lợi rất ghét chúng, lúc
nào cũng phải quát mắng, chẳng có gì để nói với chúng. Lũ trẻ thì không sợ
mà cũng không thích mẹ, chỉ quý bố. Cứ chập tối, đứa lớn dắt đứa bé, đứa
bé theo đứa lớn, đứng ở đầu ngõ, nhìn trời tối dần, cho đến lúc bóng bố xuất
hiện trong màn đêm, vậy là chúng ùa cả đến. Thế rồi đứa cõng, đứa bế, đứa
dắt tay đi về. Lúc ấy Lệ Lợi đã ăn xong, nằm ở giường đọc báo, bố con có
ồn ào náo loạn đến đâu cũng mặc. Bà mẹ chồng thì cứ nửa năm một lần ở
quê ra, trông cháu, giúp làm việc nhà. Những lúc ấy Lệ Lợi càng trở thành
người ngoài. Bà cụ thì hết sức hiếu khách, trong nhà lúc nào cũng đầy
người lạ, có lúc là họ hàng thân thích ở quê ra chơi, có lúc là hàng xóm láng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.