- Anh chẳng bảo ngày nào muốn xem ai cũng được đó thôi?
Kỳ Dao thấy ông anh Bội Trân có vẻ ngượng, vội đỡ lời:
- Thôi, lần sau đến xem, bây giờ cũng tối rồi, ở nhà đang chờ đấy!
Ông anh Bội Trân đưa hai người ra cổng, dọc đường gặp ông đạo diễn vừa
rồi, ông đạo diễn vẫn nhớ, gọi các cô là nữ sinh trường nọ trường kia, rất dí
dỏm, làm hai cô ngượng đỏ mặt.
Trên tàu điện về nhà cả hai đều uể oải không muốn nói chuyện, chỉ ngồi
nghe tiếng tàu điện leng keng. Tàu vắng khách, người hết giờ làm việc đã
về hết, những người đi chơi đêm thì chưa đến giờ. Những gì ở xưởng phim
cũng thật bất ngờ, không thể nói là mất hứng hay thích thú, tóm lại là mệt
mỏi. Bội Trân không biết gì nhiều về công việc ở xưởng phim, chẳng qua vì
Kỳ Dao, Bội Trân những mong xưởng phim có nhiều cái hay, nhưng hay thế
nào thì cũng không biết, bởi thế cô phải xem thái độ của Kỳ Dao rồi mới
quyết định ý kiến của mình. Cảm tưởng của Kỳ Dao đối với xưởng phim có
phần phức tạp. Xưởng phim không thần kỳ như Kỳ Dao tưởng, bởi nó rất
bình thường cho nên cô có ấn tượng dễ dàng, chẳng có gì ghê gớm lắm.
Chẳng có gì ghê gớm là thế nào? Kỳ Dao cũng chẳng biết nữa. Những gì
chờ đợi, trông ngóng đều bị hụt hẫng, thế nhưng vẫn khuây khoả nỗi hồi
hộp mong chờ. Ởxưởng phim về mấy hôm sau Kỳ Dao vẫn không tỏ thái
độ, làm Bội Trân buồn, cô cho rằng Kỳ Dao không thích xưởng phim, đến
xưởng phim là chuyện vô tích sự. Một hôm, với vẻ hối hận, Bội Trân nói
với bạn, ông anh họ lại mời đến xưởng phim chơi nữa, nhưng cô đã từ chối.
Kỳ Dao quay lại, nói:
- Sao cậu ngốc thế, anh ấy mời rất chân tình.
Bội Trân tròn xoe mắt, nhìn bạn với vẻ không tin. Kỳ Dao thấy bạn nhìn có
vẻ khác thường, nói: