học hỏi họ, họ cho tôi mọi hiểu biết của những năm sáu mươi. Sau đấy tôi
về nông thôn tham gia sản xuất một thời gian dài. Cuộc sống của tôi trước
Cách mạng Văn hoá giúp tôi viết phần hai, cho nên tôi rất thích phần hai
này, tôi cảm thấy phần hai này viết rất đạt, không như phần một hoàn toàn
dựa vào tưởng tượng.
*
Nghĩa là chuyện bà viết rất gần với cuộc sống?
- Đúng vậy. Phần ba trên thực tế là bản thân tôi đi vào trạng thái của câu
chuyện. Mở đầu đã xong, chính thức đi vào những gì thuộc về tình tiết, cảm
tính không còn nặng nề, khó khăn, tiết tấu bắt đầu nhanh dần lên. Đến lúc
ấy con người rời xa sự việc chính, bước vào tình tiết câu chuyện.
*
Bà viết tác phẩm này trong bao lâu?
- Một năm, thật ra còn có những việc khác nữa, nếu tính gọn lại cũng phải
hơn nửa năm.
*
Thông thường viết tiểu thuyết phải có một quá trình như thế hay sao?
- Tôi liên tục viết, ngày nào cũng viết. Nếu mỗi ngày viết được một ngàn
chữ, cộng lại nhiều ngày cũng viết được kha khá, cả năm cũng có ba trăm
ngàn chữ.
*
Viết văn phải có một tâm trạng thật thoải mái, nếu ngày nào cũng viết một
ngàn chữ, bà làm thế nào để nhanh chóng có được trạng thái đó? Vừa có
được tâm trạng thoải mái lại phải dừng bút thì thế nào?
- Tôi đã viết hơn hai mươi năm nay rồi. Mười năm đầu không có được nền
nếp ấy, tôi muốn viết cái gì đó phải đi tìm một chỗ và đóng cửa lại, miệt
mài viết trong vòng vài tháng. Viết xong kế hoạch của một năm coi như
hoàn thành nhiệm vụ, thời gian còn lại để đọc sách hoặc nghiên cứu. Mười
năm sau đấy tôi bước vào trạng thái của một nhà văn chuyên nghiệp, viết