xuân ấm áp. “Trùng hợp quá, ta cũng từng nghe thấy khúc nhạc đó trong
mơ.”
Chuyện đời khó đoán, chắc hẳn không ai ngờ được có một ngày tôi và
Tư Mã Cẩn Du lại đi trò chuyện với nhau về giấc mơ của tôi. Có điều, tự
nhiên lại bắt tôi kể về giấc mơ đã đeo bám mình suốt mười sáu năm trời đó,
tôi nhất thời khó mà kể hết ra được, vì tôi kỳ thực chỉ lờ mờ nhớ được một
số đoạn mà thôi.
Thế là tôi chọn lấy mấy đoạn mà mình có ấn tượng sâu sắc nhất để kể
cho Tư Mã Cẩn Du nghe.
Đoạn thứ nhất là nữ tử trong mơ đứng dưới gốc đào chờ phu quân trở
về, nhưng mãi tới khi hoa đào rụng, quả đào chín mà người mong chờ vẫn
chẳng thấy đâu. Nữ tử đó thần sắc thê lương, bóng dáng tựa người vào gốc
đào vô cùng tịch mịch.
Đoạn thứ hai là nữ tử trong mơ hô to “A Uyển đau quá” dưới một bầu
trời màu đỏ máu.
Đoạn thứ ba là nữ tử trong mơ gặp sư phụ của nàng khi đang tuổi
thiếu nữ xuân thì, sư phụ nàng áo trắng hơn tuyết, phong thái vượt hẳn
những cánh hoa đào.
Tư Mã Cẩn Du nghe xong, sắc mặt trở nên khó đoán, chỉ hỏi: “A
Uyển trong lời của nàng dùng chữ ‘uyển’[1] nào?”
[1] Trong tiếng Hán có rất nhiều chữ “uyển” và đa phần đều có âm
đọc giống nhau, ở đây hai A Uyển ở trong mơ và ngoài thực tất nhiên đều
dùng chung một chữ “uyển”.
Tôi phán đoán: “Có thể là chữ ‘uyển’ của tiểu nữ, cũng có thể là một
chữ ‘uyển’ khác, điều này tiểu nữ không rõ lắm.” Chắc là vì thời gian ở
một mình bên Tư Mã Cẩn Du đã lâu, tôi đâm ra không còn quá sợ hắn nữa,