tướng, còn Thẩm Minh đảm nhiệm điện tiền đô điểm kiểm. Tất cả bọn họ
phụ trách trấn giữ Đông Đô.
Trong thời gian Diệp Thái tử giám quốc, hắn giảm nhẹ thuế má lẫn lao
dịch, mở rộng mậu dịch, và trợ cấp nông nghiệp. Phú thương Cố Liễu thị
xây dựng nhà từ thiện trong nước cũng như kinh doanh với ngoại bang, giới
thiệu các loại hình lương thực lẫn kỹ thuật của quốc gia khác cho Đại Hạ.
Những hành động trên đạt thành quả là vật tư dồi dào và bá tánh an khang.
Tháng ba năm An Kiến thứ tư, Thái Tông đánh hạ Ích Châu để thống
nhất sơn hà rồi trở về Đông Đô. Ông mắc bệnh khó chữa do chinh chiến
hàng năm nên không thể chịu gánh nặng từ việc trị nước, vì vậy ông truyền
ngôi cho thái tử và lập Chu Bình làm trữ quân.
Chu Diệp đăng cơ vào ngày mùng tám tháng tư năm An Kiến thứ tư, hắn
tổ chức đại lễ tại tế đàn giữa khung cảnh trăm hoa nở rộ.
Đại Hạ giao lưu rộng rãi với nước ngoài nên ngày ấy sứ giả các nước lẫn
quần thần đứng chật kín tế đàn.
Chu Diệp đi xe ngựa từ trong cung tới tế đàn. Hắn mặc miện phục trên
đen dưới đỏ với họa tiết chương văn thêu ở viền tay áo; ngoài ra còn bọc
đầu gối, dải lụa, giày đỏ, và mũ miện có hai mươi tràng hạt[9]. Chu Diệp
hơi căng thẳng nhưng vẫn ưỡn ngực thẳng lưng cũng như giữ mắt nhìn
thẳng. Từ giây phút ra khỏi cung điện, hắn đã nghe tiếng bá tánh hoan hô.
Mỗi một nơi xe ngựa của hắn đi qua đều có bá tánh quỳ xuống.
Thanh âm này khiến hắn bình tâm.
Đây là Đại Hạ của hắn.
Là quốc gia mà hắn, Cố Cửu Tư, Thẩm Minh, Diệp Thế An, Liễu Ngọc
Như, Diệp Vận, Lý Ngọc Xương…dùng cả đời để thành lập và cống hiến.