nhìn Cố Cửu Tư cung kính hành lễ và điềm đạm nói, “Bái kiến mẫu thân.”
Giang Nhu gượng cười, khụt khịt mũi, “Mới hai tháng không gặp mà con
học nghi thức xã giao khi nào vậy?”
“Trước kia cha từng nói con không nên thân,” Cố Cửu Tư cười nói, “hiện
giờ con nghĩ mình cũng nên trưởng thành. Con không biết trưởng thành là
như thế nào, vì vậy con nghĩ trước tiên phải học tốt nghi thức xã giao.”
“Vậy cũng tốt.” Giang Nhu không đề cập Cố Lãng Hoa, bà nói tiếp về
Cố Cửu Tư, “Con có thể tiến bộ thì ta rất vui. Được rồi, đừng nói nhiều
nữa,” Giang Nhu nghiêng người, “vào thành đi. Trong nhà đã chuẩn bị chu
đáo thức ăn, chỉ chờ hai con quay về thôi.”
Nói rồi mọi người tiếp đón Liễu Ngọc Như và Cố Cửu Tư vào Vọng Đô.
Cố gia mua nhà ở khu vực tốt nhất Vọng Đô, vừa tới cổng là Liễu Ngọc
Như đã nhận ra phong cách Cố gia. Tòa nhà này vốn do người Giang Nam
xây dựng nên lưu giữ nét đặc sắc của khu vườn Giang Nam; dù Vọng Đô
không phải địa phương dư thừa nước nhưng trong sân đang tu sửa nhà thủy
tạ.
Liễu Ngọc Như và Cố Cửu Tư đứng ở cổng, bước qua chậu than, sau đó
Giang Nhu dùng cây ngải dính nước nhẹ nhàng đánh vào trên đầu và vai
bọn họ.
Nghi thức này khiến Liễu Ngọc Như thư giãn lạ kỳ, tựa như tuyên bố tai
họa đã kết thúc và một cuộc sống mới bắt đầu.
Hai người cùng nhau vào phòng. Bên trong vui vẻ nói cười, Liễu Ngọc
Như và Cố Cửu Tư nhìn thấy rất nhiều gương mặt quen thuộc; bọn họ hồ
hởi chào hỏi hai người, từng tiếng “thiếu phu nhân” lẫn “đại công tử” vang
lên. Trong chớp mắt, hai người mơ hồ ảo tưởng mình vẫn đang ở Dương
Châu.