Đường nàng chọn đều tránh hết các khu vực nguy hiểm, chỉ để lại những
thành trì đã tạm thời ổn định và có đường sá tương đối an toàn. Những hộ
vệ nàng thuê cũng đủ giải quyết các nguy cơ mà nàng có thể nghĩ tới.
Biện pháp mua lương thực của nàng cũng độc đáo, Cố Cửu Tư chưa từng
nghĩ ra phương pháp như vậy.
Trong quá trình mua bán nợ U Châu, Liễu Ngọc Như tăng thêm hiểu biết
về thị trường; nàng dần hiểu vài nguyên tắc cơ bản của nó. Nếu có người
thu mua số lượng lớn nợ U Châu dẫn đến hàng hóa ít và giá cả tăng thì mọi
người sẽ liều mạng mua nợ U Châu, nâng cao giá trị món nợ hơn. Nếu có
người bán ra số lượng lớn nợ U Châu, trong thành trì cũng xuất hiện đa
dạng hàng hóa thì giá cả đương nhiên sẽ tụt giảm.
“Cảm giác” của mọi người trước một món hàng chính là yếu tố quyết
định cho sự dao động giá cả.
Nên trong kế hoạch của Liễu Ngọc Như, đầu tiên nàng sẽ tới một thành
trì nhỏ và nó phải thỏa mãn ba yêu cầu:
Thứ nhất, không lớn không nhỏ, vừa đủ để bọn họ kiểm soát kim ngạch;
Thứ hai, giá lương thực ở mức trung bình hoặc thậm chí là thấp, tuyệt
đối không ở mức cao;
Thứ ba, quyền lực của chính phủ thấp, không can thiệp thị trường quá
mức.
Sau đó Liễu Ngọc Như sẽ mua hết lương thực trong một ngày mà không
cần hỏi giá, đồng thời bày tỏ ý định muốn mua nữa. Tiếp theo, mọi người
bắt đầu mua lương thực để bán giá cao cho Liễu Ngọc Như. Đến khi mọi
người ở khắp nơi dần mua sắm lẫn tích trữ lương thực, Liễu Ngọc Như lại
chậm rãi đưa số lương thực ban đầu vào thị trường, hưởng lấy giá cả chênh
lệch giữa thấp mua cao bán. Lúc này giá lương thực sẽ từng bước giảm