cầu bắc ngang qua đó. Khi nhà sư đến gần cây cầu, chàng thấy một ông già đang bước
đến. Ông già có hàm râu trắng xóa, và lông mày dài thật dài, và khi ông đi, ông phải dựa
vào một cây gậy cong. Trên người ông lão đầy vẻ thông thái và bình yên, nhưng cũng có
một phần nghịch ngợm, nhà sư cảm giác như vậy.
Ông lão đứng đợi trên cầu cho đến khi nhà sư lại gần.
“Những cây sồi thật là đẹp,” ông lão nói. “Thật nhiều màu sắc rực rồi, nhưng chúng sắp
phải ra đi. Có lúc ta nghĩ sắc thu cũng không kém cho sắc xuân.”
Nhà sư đồng ý với lời nói này.
“Tiểu sư phụ đang ôm cái gì đó?” ông lão hỏi. “Dường như là một con chó chết. Không
phải là vật bất tường hay sao?”
“Nó là một con cáo,” nhà sư nói, “và nó chưa có chết.”
“Vậy tiểu sư phụ đi giết nó hả?” ông cụ hỏi giọng khó chịu.
“Tôi muốn đi cứu nó,” nhà sư nói. Ông cụ nghiêm khắc, và rồi ông giơ lên cây gậy và
đánh nhà sư – một cú trên đầu và một cú trên vai.
“Này là cho việc dám bỏ chùa đi nè,” ông cụ nói, với cú đánh đầu tiên. “Còn cái này, là
cho việc quan hệ đến hồ ly tinh.”
Nhà sư cúi đầu. “Cụ có lẽ đúng khi đánh ta,” chàng nói, “tại vì mọi việc đúng như cụ nói.
Ta không ở trong chùa, và đang ôm một con cáo. Nhưng mà, ta vẫn tin ta đang đúng, khi
tìm cách cứu nó.”
“Đúng hả? Đúng hả?” Ông cụ một lần nữa lấy gậy đánh nhà sư, lần này thụi vào ngực
chàng. “Đứa trẻ ngu ngốc. Việc làm đúng là phải mang con cáo trở về chùa, và nằm ngủ,
với tấm thẻ bài của Mộng Đế gối dưới đầu, tại vì con bé hồ ly đó đã bị giam trong
mộng.”
“Nếu ta có thể hỏi cái này, mà không bị đánh ,” nhà sư ngập ngừng hỏi, “tôi có thể tìm
được thẻ bài của Mộng Đế chứ?”