“Quả nhiên anh ta làm đúng như vậy. Đến tối người ta nhận tôi không nói
một lời. Nhưng hôm sau người ta bắt đầu mắng nhiếc tôi một cách thậm tệ.
Họ bảo: “Đồng tiền giả, liệu mà tống khứ nó đi thôi”.
“Tôi run lên trong tay của những người tìm cách lén lút tuồn cho kẻ
khác”.
“Tôi tự than rằng: “Khốn nạn cho cái thân tôi! Tôi được đúc với những
nét rõ ràng và bằng bạc thật làm gì cho phí công! Trên đời này người ta
không được đánh giá theo chân giá trị, mà do ý kiến của mọi người về ta
thôi. Có lương tâm đầy tội lỗi chắc là ghê tởm lắm thay, bởi vì dù vô tội mà
chỉ có vẻ có tội thôi, người ta đã phải chịu khổ đến thế này!”.
“Mỗi lần người ta trao cho nhau giữa ban ngày ban mặt là tôi sợ run lên.
Tôi nơm nớp chờ cho người ta xem tôi, soi mói từng li từng tí, cân cân nhắc
nhắc, quẳng tôi xuống bàn rồi khinh bỉ và nguyền rủa tôi như sản phẩm của
dối trá và lừa đảo”.
“Cứ như thế tôi rơi vào tay một bà cụ già nghèo khổ. Người ta đem tôi trả
công một ngày làm việc vất vả cho bà cụ. Không thể dùng tôi vào cái việc
gì được cả, chẳng ai muốn nhận tôi. Đó là một thiệt thòi lớn cho bà cụ. Cụ
nói:
- Thành ra ta bắt buộc phải lừa người khác bằng cách tiêu đồng tiền giả
này. Ta không muốn thế nhưng ta không có gì và cũng không thể nào ăn
tiêu sang như người ta mà giữ một đồng tiền giả. Thôi thì ta sẽ đành trả cho
ông hàng bánh. Ông ta giàu có thế, chẳng đến nỗi bị thiệt như bất một
người khác đâu. Tuy nhiên mình cứ xử sự như thế cũng là làm một việc
xấu.
“Tôi thở dài tự nhủ: Tôi còn khổ sở đến nỗi phải dè bỉu lên lương tâm bà
cụ già vô tội này nữa ư? Ôi! Ai đã trông thấy tôi sáng loáng lên trong thời
trai trẻ chắc không ngờ đâu ngày nay tôi đã xuống dốc thế này”.
“Bà cụ già vào hiệu lão hàng bánh giàu có. Lão này biết quá rõ các loại
tiền thông dụng nên không mắc lừa. Hắn ném tôi vào mặt bà cụ đáng
thương, bà xấu hổ ra về, không có bánh ăn. Việc đó đối với tôi là một việc