Ông đau khổ nhưng không khuất phục. Ông công phẫn. Ông tự hào vì sự
gần gũi máu mủ của mình đối với những người nghèo khổ, những người
dân cày và những người thợ. Ông gia nhập “Liên đoàn thợ thuyền” và là
những người đầu tiên trong các nhà văn Đan Mạch, ông đọc cho thợ thuyền
nghe những chuyện thần tiên của ông.
Ông thẳng tay và mai mỉa đối với những gì mai mỉa đối với những gì
khinh thị con người bình dị, đối với bất công và lừa dối. Trong ông, bên
cạnh lòng chân thành của con trẻ, còn có tính châm biếm sâu cay. Ông đã
biểu thị tính đó một cách hết sức mạnh mẽ trong câu chuyện cổ tích của ông
về ông vua cởi truồng.
Khi nhà điêu khắc Thorvaldsen qua đời, Andersen không thể nào chịu nổi
khi nghĩ đến chuyện những kẻ quyền quý Đan Mạch kia sẽ đi diễu một cách
khoa trương sau linh cữu Thorvaldsen đằng trước tất cả mọi người.
Andersen sáng tác một bản Cantata khi Thorvaldsen qua đời. Ông triệu
tập con cái những người nghèo khổ trong toàn thành Amsterdam khi đưa
đám Thorvaldsen, bắt đầu bằng những lời như sau:
Hãy nhường đường cho những kẻ nghèo khó đến với linh cữu.
Kẻ đã xuất thân từ bọn họ.
Andersen đã viết về nhà thơ Ingemann, bạn của ông, rằng Ingemann đi
tìm những hạt giống thơ trên đất đai của dân cày. Những lời nói đó nói về
bản thân Andersen còn xứng đáng hơn. Ông đã lượm lặt những hạt thơ từ
những cánh đồng dân cày, ấp ủ nó trong tim ông, gieo chúng trong những
hoa thơ tuyệt đẹp, chưa từng thấy, chúng đem lại niềm vui cho trái tim
những người cùng khổ.
Đã có những năm học tập khó khăn và nhục nhằn khi Andersen buộc phải
ngồi cùng bàn trong trường cùng với những đứa trẻ ít tuổi hơn ông rất
nhiều.
Đã có những năm tâm hồn rối loạn và đó là những vô cùng gian khổ tìm
tòi đường đi chân chính cho mình. Bản thân Andersen trong một thời gian