TRUYỆN CỔ ANDERSEN - Trang 23

bình mực bằng thiếc trong các khách sạn Rome, Paris, Avignon và
Constantinople, London và Amsterdam.

Tôi đã nhắc đến ngòi bút hấp tấp của Andersen. Đành phải gác lại câu

chuyện về những chuyến du lịch của ông trong đôi phút để giải thích các
nói đó.

Andersen viết rất nhanh, mặc dầu sau đó ông sửa lại bản thảo rất lâu và

khắc nghiệt.

Ông viết nhanh như vậy vì ông có tài ứng tác.

Andersen là một kiểu mẫu trong sáng nhất về một người có tài ứng tác.

Tài ứng tác là sự đáp ứng nhạy bén của nhà thơ đối với bất cứ ý nghĩ nào

của người khác, bất cứ một kích thích nào từ bên ngoài, là sự biến hóa ngay
tức khắc ý nghĩ đó thành những dòng hình tượng và những bức tranh nhịp
nhàng, cân đối. Tài đó chỉ có trên cơ sở một trí nhớ tuyệt diệu.

Andersen viết cuốn truyện vừa của mình về nước Ý như một người có tài

ứng tác. Chính vì thế mà ông đặt tên cho cuốn đó là “Người ứng tác” và rất
có thể Andersen mang một tình yêu sâu sắc và kính trọng đối với Heine,
phần nào vì ông tìm thấy ở nhà thơ Đức một người bạn đồng nghiệp cũng
có tài ứng tác.

Nhưng chúng ta hãy trở lại những chuyến du lịch của Christian Andersen.

Trong chuyến du lịch đầu tiên của ông đi trên bờ biển Kattegat dày đặc

hàng trăm tàu buồm. Đó là chuyến đi rất vui vẻ. Vào khoảng thời gian đó,
Kattegat xuất hiện những chuyến tàu thủy đầu tiên, tàu Đan Mạch và tàu
“Caledonia”. Chúng gây một trận phong ba công phẫn trong đám skipper
của những con tàu chạy buồm.

Khi những chiếc tàu thủy chạy, máy hơi nước nhả khói đầy kênh và bối

rối đi qua hàng thuyền buồm, chúng bị người ta nhạo báng hết sức tàn tệ.
Những tay skipper bắc loa về phía những chiếc tàu thủy và gửi sang những
lời nguyền rủa chọn lọc nhất. Họ gọi những con tàu biển kia là “bọn nạo
ống khói”, “bọn chở khói”, “những cái đuôi sấy” và “những cái chậu gỗ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.