dài vẫn không biết những lĩnh vực nào của nghệ thuật là thật xứng với tài
năng của ông.
Khi đã về già Andersen nói về mình: “Giống như người dân miền núi đục
vào vách đá những bậc thang, tôi đã chậm chạp và khó nhọc kiếm lấy một
chỗ cho mình trong văn học”.
Ông không biết gì về sức mạnh của mình, mãi cho tới khi nhà thơ
Ingemann đùa cợt nói với ông: “Anh có một khả năng quý báu là trong bất
cứ cống rãnh nào anh cũng tìm ra được ngọc trai”.
Câu nói đó đã làm cho Andersen phát hiện được bản thân ông.
Và thế là năm thứ hai mươi ba của đời ông, một cuốn sách thực sự
Andersen đã ra đời: “Chuyến đi chơi trên đảo Amager”.
Trong cuốn sách đó nhà thơ Andersen trước đó không người biết đến đã
lướt qua trên nước Đan Mạch. Tương lai dần trở nên sáng sủa.
Dùng ngay số tiền nhuận bút đầu tiên mà người ta trả cho những cuốn
sách đầu tiên của mình, Andersen hướng về chuyến đi du lịch các nước
châu Âu.
Ta hoàn toàn có quyền gọi những chuyến đi liên tiếp của Andersen là
những chuyến du lịch, không phải chỉ du lịch trên mặt đất mà còn là du lịch
qua các người đương thời vĩ đại của ông. Bởi vì bất cứ nơi nào Andersen
đặt chân tới, bao giờ ông cũng làm quen với những nhà văn, nhà thơ, nhạc
sĩ và họa sĩ mà ông yêu mến.
Những sự quen biết như thế, Andersen không chỉ coi là dĩ nhiên và còn là
cần thiết. Khối óc thông thái và tài năng rực rỡ của những con người đương
thời vĩ đại làm tràn ngập con người ông cảm giác về sức lực của chính ông.
Tất cả đời ông đã qua đi trong sự xúc động kéo dài, trong sự thay đổi
thường xuyên những đất nước, những thành phố, những dân tộc và những
người bạn đường, trong những đợt sóng của “thơ trên đường”, trong những
cuộc gặp gỡ lạ kì và những suy tưởng cũng không kém phần kì lạ.
Ông viết ở bất cứ nơi nào ông thèm viết. Ai là người có thể đếm được có
bao nhiêu vết xước do ngòi bút nhọn và hấp tấp của ông để lại trên những