Như vậy họa mi được cả triều đình và hoàng gia ca ngợi.
Hoàng đế truyền ban cho họa mi một chiếc lồng sơn son treo trong cung,
chim được phép ra ngoài mỗi ngày hai lần mỗi đêm một lần. Mỗi khi ra
ngoài chim được mười hai quan hầu đi theo, mỗi người nâng một sợi tơ
buộc vào chân chim. Kiểu du ngoạn như vậy, họa mi chẳng thích thú gì.
Cả kinh thành náo nức về con chim. Ai đẻ con cũng muốn đặt tên là họa
mi, kể cả những đứa có giọng khàn khàn.
Một hôm Hoàng đế nhận được một gói gửi đến, bên ngoài đề hai chữ
“Họa mi”.
Hoàng đế mở gói, bụng nghĩ chắc lại là một quyển sách nói về chim Họa
mi.
Nhưng không phải. Trong gói lại là một con họa mi nhân tạo, giống hệt
con họa mi thật, mình, dát đầy kim cương, ngọc xanh ngọc đỏ. Hễ vặn máy
chim lại hót lên như họa mi thật, cái đuôi vẫy vẫy óng ánh sợi vàng sợi bạc.
Cổ chim họa mi đeo một cái vòng, trên khắc dòng chữ:
“Tôi là họa mi của Hoàng đế Nhật Bản, tôi chưa sánh được với Họa mi
của hoàng đế Trung Hoa”.
Cả triều đình reo lên:
- Tuyệt quá!
Hoàng đế phong cho người mang họa mi giả một chức vị cao và ban
thưởng.
Triều thần có người bàn cho hai con chim cùng hót, để được nghe một
bản song ca của hai con chim họa mi tuyệt diệu.
Người ta đã thử nhưng không được, vì con chim họa mi thật hót một kiểu
riêng của nó, còn họa mi giả cứ hót theo nhịp ba.
Quan chưởng nhạc đã biện hộ cho họa mi máy nói rằng nó hót không sai
đâu, rất đúng nhịp, tôi cũng thường dạy trên lớp như thế.
Nghe quan chưởng nhạc nói vậy, người ta bèn cho chim giả hót một
mình. Nó hót rất hay, chẳng kém gì chim thật, lại đẹp nữa, lúc nó hót cứ