lóng lánh như nạm kim cương.
Nó có thể hót thông luôn một lúc ba mươi lần mà vẫn hay, người nghe
không thấy chán, vẫn cứ muốn nghe nữa.
Nhưng Hoàng đế truyền để chim thật hót một lúc.
Nhưng nhìn trước nhìn sau chẳng thấy chim thật. Thì ra trong lúc mọi
người mải mê nghe chim giả hót thì chim thật đã bay về chốn rừng xanh.
Hoàng đế sửng sốt:
- Thế là thế nào?
Quần thần tỏ vẻ tức giận, kết tội chim vong ân bội nghĩa. Cũng có người
an ủi như vậy còn là may vì còn giữ được con hay nhất.
Thế là chim giả lại phải hót, có một bài mà nó cứ hót đi hót lại đến mấy
chục lần.
Quan chưởng nhạc hết lời ca tụng chim máy, quan quả quyết nó hơn hẳn
chim thật, không chỉ vì nó có bộ lông đẹp mà chính vì tài nghệ của nó.
- Muôn tâu bệ hạ - quan chưởng nhạc trình lên Hoàng đế - với con chim
thật, chẳng ai biết được nó sẽ hót bài gì; nhưng với con chim máy thì các
bài hót được sắp xếp theo một trật tự nhất định, cứ mở máy các bài sẽ lần
lượt hót lên. Cứ việc tháo máy ra, xem các bánh xe sắp đặt thế nào thì hiểu
được cách chuyển động của máy và cách phát ra tiếng hót.
Mọi người tán thành ý kiến của quan chưởng nhạc.
Hoàng đế phán rằng phải để dân chúng được nghe chim máy hót, nên chủ
nhật quan Chưởng nhạc đem chim máy cho dân chúng nghe.
Dân chúng được nghe họa mi hót, ai cũng tấm tắc khen, sau mỗi bài mọi
người lại chỉ tay lên trời, lắc đầu kêu “ồ”!
Nhưng có một anh thuyền chài nghèo, đã nhiều lần được nghe họa mi
hót, lại nói như thế này.
- Khá hay đấy! Khá giống họa mi thật đấy! Nhưng nghe như còn thiếu
một cái gì ấy.