- Cho ta xem nào!
- Được, nhưng nghe thì hay hơn nhiều.
- Xem qua tí đã. Thật là đủ các cỡ chai. Chai này đựng gì? Chai kia đựng
gì?
Mụ phù thủy đáp:
- Trong chai này có chất hương tháng năm. Ta chưa thử, nhưng ta biết
rằng nếu ai rỏ một giọt xuống đất liền thấy ngay một cái ao rất đẹp, có đồng
cỏ đầy hoa khê tôn ngũ sắc và thạch thảo bao quanh. Nếu ai rỏ hai giọt lên
quyển vở một cậu học sinh bình thường, quyển vở sẽ biến ngay thành một
vở hý kịch thơm nức đến nỗi chỉ ngửi thôi cũng đã ngủ lịm đi rồi. Thật là
vinh dự cho ta vì ta được họ nêu danh vào nhãn hiệu của chai đó: “Nước
giải khát của bà phù thủy đầm lầy.” Ngươi có thấy không?
“Còn đây là chai chứa những chuyện vô sỉ. Nom tựa như nước nguyên
chất trong vắt, có phải không? Đúng đấy, nhưng có pha ba thìa chất dối trá
và hai giọt chất sự thật, lại gia thêm một tí máu dân chài và một tí thịt thày
giáo.”
“Rồi đây là những chai thơ luân lý. Mỗi giọt rơi xuống vang lên như
tiếng cửa mở dưới địa ngục.
Cái chai to tướng ở phía kia kìa, chiếm đến nửa rương, là chai quý nhất
đựng tất cả các truyện cổ kim. Chai ấy được đậy nút kỹ để nước bên trong
khỏi bị hả hơi. Tất cả các món ăn quốc hồn quốc túy của các dân tộc đều có
trong đó. Chỉ cần dốc ngược chai và xúc lên là người Đức sẽ thấy trong ấy
món nước sốt triết học của mình, người Anh: món nước dùng nấu với khoa
sư phạm của họ, và người Pháp: món canh hổ lốn của họ, mà người Đan
Mạch chúng ta vẫn thường gọi là món cháo vịt. Nhưng theo ta, ngon nhất
vẫn là món súp của kinh thành Copenhagen.
Ông bạn của chúng ta mải mê suy nghĩ. Mụ phù thủy đầm lầy nói tiếp:
- Ngươi đã xem và biết rương của ta đựng gì rồi. Nhưng ta muốn báo cho
ngươi một tin quan trọng hơn thế nhiều, mà ngươi chưa hề biết: “Trong
thành có ma trơi”. Việc này quan trọng hơn Thơ và Truyện. Đáng nhẽ ta